Giáo trình Môi trường và Con người

Chủ biên: PGS.TS. Đinh Đức Trường

Năm xuất bản: 2022

"Giáo trình Môi trường và Con người" được cấu trúc thành 9 chương như sau:

Chương 1: Hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế

Chương 2: Phát triển kinh tế và phát triển bền vững

Chương 3: Dân số và nguồn nhân lực

Chương 4: Tài nguyên và năng lượng

Chương 5: Ô nhiễm môi trường

Chương 6: Biến đổi khí hậu

Chương 7: Khoa học công nghệ và phát triển

Chương 8: Phát triển bền vững

Chương 9: Quản lý môi trường hướng tới sự phát triển bền vững

Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Giữa môi trường và con người có một mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình lịch sử phát triển của loài người, từ khi con người được hình thành cho đến thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, quan hệ giữa môi trường và con người có những đặc trưng riêng tại các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, đặc trưng cơ bản là sự tồn tại và phát triển của con người không thể tách rời khỏi các yếu tố môi trường.

Cuốn sách này cung cấp cho học viên một góc nhìn về quan hệ giữa môi trường và con người, góc nhìn đó thiên về cách tiếp cận kinh tế. Dưới quan điểm kinh tế, môi trường được xem như một tài sản (commodity) của nền kinh tế. Môi trường là không gian để tiến hành các hoạt động kinh tế, cung cấp các nguồn tài nguyên đầu vào để sản xuất các hàng hóa, dịch vụ, đồng thời tiếp nhận, chứa đựng và chuyển hóa các chất thải phát sinh từ các hoạt động kinh tế. Tài sản môi trường này là khan hiếm (scarce) và có hạn (limit) nên cần được sử dụng một cách hiệu quả và tối ưu để mang lại lợi ích cho các tổ chức và xã hội.

Môi trường cũng không chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên mà còn cả những yếu tố nhân tạo, trong đó bao gồm thể chế, chính sách, các công cụ, giải pháp phát triển kinh tế, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các hệ sinh thái, duy trì sự bền vững và khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên.

Với quan điểm môi trường là một tài sản của hệ thống kinh tế và cần được sử dụng tối ưu. Cuốn sách bắt đầu từ việc giới thiệu hệ thống môi trường, những yếu tố cấu thành sự sống, hệ sinh thái, chu trình vật chất và năng lượng; hệ thống kinh tế, các vấn đề cơ bản của kinh tế, nền kinh tế, các bộ phận của nền kinh tế và sự tương tác giữa các bộ phận đó trong một thế giới hội nhập. Mối quan hệ giữa môi trường và con người (cụ thể là sự phát triển kinh tế) cũng được phân tích với những chức năng cơ bản của môi trường với hoạt động kinh tế, sự tác động qua lại giữa kinh tế với môi trường, sử dụng tối ưu các nguồn vốn tự nhiên.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/giao-trinh-moi-truong-va-con-nguoi-a45377.html