Ly thân là gì? Thủ tục ly thân theo quy định của pháp luật hiện nay

Quy trình ly thân theo pháp luật
Thủ tục ly thân theo quy định của pháp luật hiện nay

1. Ly thân là gì?

Ly thân là việc vợ chồng không còn chung sống với nhau do quan hệ tình cảm đã rạn nứt, nhưng vẫn chưa thực hiện các thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật. Vợ chồng thường tự thỏa thuận để quyết định sống ly thân mà không cần đến tòa án và trên pháp lý họ vẫn được công nhận là vợ chồng. Ly thân mở ra cơ hội cho vợ hoặc chồng sống riêng biệt mà không cần phải ly dị.

Do đó, ly thân không phải ly hôn và không được pháp luật công nhận. Đồng nghĩa, khi ly thân thì vợ chồng vẫn có đầy đủ quyền và thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý hôn nhân và gia đình. Nếu sau một thời gian sống ly thân, mối quan hệ vợ chồng vẫn không thể cứu vãn được thì có thể nộp đơn xin ly hôn.

2. Mục đích của ly thân là gì?

Mục đích của ly thân là giảm bớt những gánh nặng, căng thẳng, mâu thuẫn, xung đột gay gắt đến mức không thể hòa giải được, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đây là thời gian để vợ chồng suy ngẫm, cùng nhau nhìn nhận lại cuộc sống hôn nhân một cách nghiêm túc và đúng đắn, tha thứ cho nhau, sửa chữa lỗi lầm nhằm củng cố hôn nhân bền vững hơn và sau đó vợ chồng lại đoàn tụ, tiếp tục chung sống với nhau.

Vì vậy, mục đích chính của việc ly thân là hướng đến sự đoàn tụ, chứ không phải hướng đến ly hôn. Ly thân không được coi là bước đệm cho việc ly hôn, mà thay vào đó, nó được coi là cơ hội để hằn gắn lại mối quan hệ giữa vợ và chồng.

nộp đơn ly thân ở đâu
Khái niệm về thuật ngữ “ly thân”

3. Thủ tục ly thân được thể hiện như thế nào?

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản pháp luật hiện hành khác chưa có bất kỳ quy định cụ thể nào liên quan đến vấn đề ly thân, do đó các thủ tục ly thân không tồn tại.

Ly thân không bắt buộc phải nộp đơn và việc ly thân sẽ do vợ chồng thỏa thuận. Thỏa thuận về ly thân được thực hiện trên cơ sở tự nguyện giữa vợ và chồng khi có các thống nhất chung về tài sản, quyền đối với con chung cũng như trách nhiệm của đôi bên đối với người thân và con cái, nhất là nghĩa vụ cấp dưỡng.

Thủ tục ly thân sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau thông qua một văn bản thỏa thuận. Nếu như trong thời gian ly thân, vấn đề của cả hai không thể giải quyết mà ngày càng trầm trọng thì có thể tiến hành thực hiện thủ tục ly hôn theo pháp luật.

Tòa án sẽ không thể tiến hành giải quyết các vấn đề ly thân cũng như sẽ bác bỏ yêu cầu ly thân của vợ chồng. Vì vậy, ly thân cũng không cần ra tòa.

thủ tục ly thân được thể hiện như thế nào?
Các thủ tục ly thân không tồn tại do pháp luật không quy định cụ thể về ly thân

4. Ly thân và ly hôn có điểm gì giống và khác nhau?

4.1. Điểm giống nhau giữa ly thân và ly hôn

Về khía cạnh pháp lý của việc ly thân và ly hôn: Sự mâu thuẫn giữa vợ chồng đã đưa quan hệ hôn nhân vào tình trạng nghiêm trọng, dẫn đến việc không thể duy trì cuộc sống hôn nhân và mục tiêu hôn nhân không thể đạt được. Tuy nhiên, nếu xem xét mức độ nghiêm trọng thì chưa đến mức vợ, chồng cần phải ly hôn.

Về mặt tình cảm của đôi vợ chồng: Tình cảm giữa đôi vợ chồng không còn mặn nồng, xuất hiện các rạn nứt trong đời sống hôn nhân đã đến mức không còn mong muốn chung sống, thiếu sự tôn trọng lẫn nhau và không muốn sinh hoạt cùng nhau như các cặp vợ chồng khác.

Mức độ nghiêm trọng nhẹ hơn ly hôn
Ly thân có mức độ nghiêm trọng nhẹ hơn ly hôn

4.2. Điểm khác nhau giữa ly thân và ly hôn

Sự khác nhau chủ yếu giữa ly thân và ly hôn là việc ly hôn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân còn ly thân là việc hai người vẫn là vợ chồng nhưng cả hai không còn chung sống với nhau. Bên cạnh đó, ly hôn phải ra Tòa để được giải quyết, ngược lại không cần phải ra Tòa để tiến hành ly thân.

Bảng bên dưới thể hiện các tiêu chí đánh giá sự khác nhau giữa ly thân và ly hôn:

Tiêu chí Ly thân Ly hôn Khái niệm

Ly thân là việc vợ chồng không còn chung sống với nhau do quan hệ tình cảm đã rạn nứt, nhưng vẫn chưa thực hiện các thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật.

Ly hôn là việc hai người vợ chồng chấm dứt mối quan hệ hôn nhân một cách thực sự, không còn nghĩa vụ sống chung, chia sẻ tài sản và phải giải quyết vấn đề nuôi con sau khi ly hôn.

Thủ tục tiến hành Không cần tuân thủ theo bất kỳ trình tự, thủ tục nào. Việc ly hôn dựa trên thỏa thuận của vợ và chồng. Thủ tục ly hôn cần được tiến hành theo quy định chi tiết tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Trình tự thực hiện căn cứ theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Quan hệ nhân thân

Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng.

Các quyền và nghĩa vụ với nhân thân của vợ và chồng vẫn thuộc phạm vi được bảo vệ bởi pháp luật.

Ly hôn làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng, theo đó các quyền và nghĩa vụ với nhân thân cũng được cắt đứt.

Quan hệ pháp lý

Không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trên cơ sở giấy tờ và pháp luật.

Trong quá trình ly thân, cả vợ và chồng đều không có quyền kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác.

Về pháp lý, các quyền và nghĩa vụ với nhau vẫn được thực hiện như các cặp vợ chồng khác.

Mối quan hệ vợ chồng và các quyền, nghĩa vụ chung sẽ hoàn toàn chấm dứt ngay tại thời điểm bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực. Quan hệ tài sản

Do quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại nên trường hợp không có thỏa thuận khác từ cả vợ và chồng thì tất cả tài sản phát sinh trong giai đoạn ly thân vẫn được coi là tài sản chung.

Phân chia tài sản sẽ tuân theo thỏa thuận của cả hai vợ chồng hoặc theo quyết định của Tòa án.

Tài sản sau khi ly hôn sẽ được xem là tài sản riêng.

Con chung

Cả hai vợ chồng đều có quyền thỏa thuận ai sẽ đảm nhận quyền nuôi con.

Tuy nhiên, cha mẹ vẫn phải chịu trách nhiệm chăm sóc và giáo dục con cái vì vẫn đang trong mối quan hệ hôn nhân.

Trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn, vợ chồng sẽ được thỏa thuận về quyền trông nom, nuôi dưỡng, và giáo dục con.

Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, quyết định sẽ thuộc về Tòa án.

Hậu quả pháp lý

Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn ly thân, vợ hoặc chồng không được phép kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác vì họ vẫn đang giữ quan hệ hôn nhân.

Theo quy định pháp luật, cả hai bên vẫn phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhau trong thời gian ly thân.

Khi bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực đó là thời điểm mà các hậu quả pháp lý bắt đầu phát sinh.

Ly hôn đồng nghĩa với việc chấm dứt mọi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng bao gồm cả quan hệ vợ chồng, các quyền và nghĩa vụ nhân thân kèm theo cũng như các vấn đề liên quan như tài sản, nuôi con chung và các khía cạnh khác.

Bạn có thể tham khảo dịch vụ Tư vấn ly hôn tại Apolat để biết thêm chi tiết

5. Ly thân bao lâu thì được ly hôn?

Hiện tại, pháp luật Việt Nam không quy định về khoảng thời gian cụ thể cho việc ly thân hoặc yêu cầu ly thân trước khi đề nghị ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, thời gian mà hai vợ chồng sống ly thân có thể được sử dụng làm cơ sở để yêu cầu đề nghị ly hôn. Lý do là vì thời gian sống ly thân phản ánh sự không đồng thuận và không khả thi trong việc cứu vãn hoặc hàn gắn mối quan hệ của cả hai vợ chồng, do đó việc đề xuất ly hôn trở thành một lựa chọn để giải quyết và giải thoát cho mối quan hệ của hai vợ chồng.

Để thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn trong giai đoạn sống ly thân, cần chứng minh những điều kiện cơ bản sau trước tòa án:

Nếu chứng minh được các vi phạm liên quan đến các điều kiện trên, vợ hoặc chồng có quyền nộp đơn xin ly hôn. Tòa án sẽ xem xét và xử lý đơn mà không yêu cầu quan tâm đến thời gian bạn đã sống ly thân.

6. Ly thân có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng không?

Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Trong thời gian ly thân, vợ chồng vẫn phải tuân theo các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào khoản 14 Điều 3, khoản 1 Điều 57 và Điều 65 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quan hệ hôn nhân chấm dứt trong các trường hợp sau:

7. Một số câu hỏi thường gặp về thủ tục ly thân

7.1. Ly thân có phải ra tòa không?

Ly thân KHÔNG CẦN RA TÒA. Bởi vì, Ly thân là một thuật ngữ xã hội được sử dụng để miêu tả tình trạng một cặp vợ chồng sống riêng nhau mà không chấm dứt quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ly thân không phải là một thuật ngữ pháp lý được công nhận trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

7.2. Phân chia tài sản trong giai đoạn ly thân như thế nào?

Dưới góc độ pháp lý, việc ly thân không chấm dứt mối quan hệ hôn nhân, nhưng nếu trong thời kỳ ly thân, nếu bạn muốn chia tài sản, pháp luật sẽ xem xét và chia tài sản chung giữa vợ và chồng, tương tự như trong trường hợp ly hôn theo Điều 38 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về “Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.”

Bạn có thể xem chi tiết bài viết: Chia tài sản khi ly hôn

7.3. Mua nhà sau khi ly thân được tính là tài sản chung hay riêng?

Mua nhà sau khi ly thân được tính là tài sản riêng, nếu chứng minh được tài sản là riêng của vợ hoặc chồng. Dựa trên Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản sau khi kết hôn là tài sản chung, trừ khi có thừa kế riêng, tặng riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Nếu không có căn cứ để chứng minh tài sản là riêng của mỗi bên trong tranh chấp, thì nó được coi là tài sản chung.

7.4. Vợ chồng ly thân có được hưởng thừa kế tài sản không?

Vợ chồng ly thân vẫn được thừa kế tài sản vì theo quy định tại Điều 680 Bộ Luật Dân sự, nếu vợ chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân vẫn tồn tại và sau đó một trong hai người qua đời, người còn sống vẫn có quyền thừa kế tài sản.

Như vậy, pháp luật hiện nay không có bất kỳ định chế nào về vấn đề ly thân, mà thủ tục ly thân đều phụ thuộc vào thỏa thuận và quyết định của vợ chồng. Trên đây là toàn bộ giải đáp của Apolat Legal, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình tìm hiểu, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng!

Thông tin liên hệ:

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/thu-tuc-ly-than-a44445.html