Các giai đoạn của lao phổi, nhận biết sớm và nắm rõ tiến triển bệnh

Hơn ¼ dân số trên thế giới mắc hoặc đã từng mắc bệnh lao phổi ở các mức độ, giai đoạn khác nhau. Vậy, lao phổi có mấy giai đoạn và các giai đoạn của lao phổi thường có triệu chứng như thế nào, ảnh hưởng sức khỏe ra sao?

Các giai đoạn của lao phổi

Đôi nét về bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lao M.Tuberculosis gây tổn thương ở phổi. Vi khuẩn lao có thể lan sang các cơ quan khác. Vi khuẩn lao cũng có thể lây lan từ người bệnh sang những người xung quanh. Một người có thể mắc bệnh lao khi hít phải những giọt không khí khi ho hoặc hắt hơi của người bị nhiễm bệnh. Nhiễm trùng phổi dẫn đến bệnh được gọi là lao nguyên phát. (1)

Những đối tượng có nguy cơ bị lao phổi cao hơn gồm có người cao tuổi, trẻ sơ sinh, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu (người bị nhiễm HIV/AIDS, người bệnh bị ung thư đang thực hiện hóa trị, người mắc bệnh tiểu đường, người đang dùng các loại thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch,…), người có chế độ dinh dưỡng kém,…

Triệu chứng bệnh lao phổi sẽ tùy thuộc vào các giai đoạn của lao phổi. Ở giai đoạn đầu, bệnh lao phổi thường không gây ra triệu chứng. Khi ở những giai đoạn nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể ho dai dẳng hay thậm chí ho ra máu, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, sốt, sụt cân đột ngột và không kiểm soát,…

Nên thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ để tránh các triệu chứng lao phổi ngày càng diễn tiến nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cần thăm khám sớm ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ lao phổi
Cần thăm khám sớm ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ lao phổi.

Các giai đoạn của lao phổi phổ biến

Lao phổi có mấy giai đoạn? Nhìn chung, các giai đoạn của lao phổi được chia với nhiều hình thức khác nhau, bao gồm 3 quá trình tiến triển chính: (2)

1. Lao nguyên phát

Lao nguyên phát hay còn tương tự với giai đoạn lao phơi nhiễm, tức giai đoạn một người vừa tiếp xúc với vi khuẩn lao thông qua giọt bắn từ người bệnh bị nhiễm lao phổi khác. Lúc này, các tế bào trong hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bắt đầu “nhận diện” vi khuẩn lạ xâm nhập và thực hiện nhiệm vụ bắt giữ, tiêu diệt vi khuẩn.

Trong các giai đoạn của lao phổi thì lao nguyên phát là giai đoạn đầu tiên. Lúc này, người bệnh thường không có triệu chứng hoặc chỉ có một vài triệu chứng nhẹ như ho, mệt mỏi, sốt nhẹ,… Các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

Người bị phơi nhiễm, tức người ở giai đoạn lao nguyên phát, sẽ có xét nghiệm da âm tính, chụp X-quang ngực bình thường và không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh.

2. Lao tiềm ẩn

Sau giai đoạn lao nguyên phát, các tế bào của hệ thống miễn dịch loại bỏ một phần (hoặc tất cả) lượng vi khuẩn lao đang tấn công cơ thể. Số vi khuẩn còn lại chưa bị loại bỏ sẽ bắt đầu ủ bệnh trong cơ thể và tấn công nhanh vào các tế bào phổi. Cơ thể sẽ thực hiện quá trình “xây dựng rào chắn” xung quanh mô phổi, ngăn chặn vi khuẩn lao tấn công và gây hại.

Trong các giai đoạn của lao phổi thì giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn cực kỳ quan trọng, quyết định xem người bị nhiễm virus lao có bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bệnh hay không.

Thông thường, với người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, vi khuẩn lao sẽ được kiểm soát. Như vậy, mặc dù vi khuẩn lao không được tiêu diệt loại bỏ hoàn toàn, vẫn còn trong cơ thể người bệnh nhưng không thể bùng phát bệnh. Như vậy, người bệnh có thể nhiễm vi khuẩn lao phổi trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu bất thường nào. Người bệnh sẽ có kết quả xét nghiệm cấy vi khuẩn lao phổi qua da dương tính nhưng chụp X-quang ngực bình thường, không phát hiện dấu hiệu phổi tổn thương.

Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu, có nguy cơ mắc bệnh cao như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh nền,… thì hệ miễn dịch không thể kiểm soát, ngăn chặn vi khuẩn lao. Điều này khiến cho vi khuẩn lao tấn công nhanh vào phổi và gây bùng phát bệnh.

3. Lao hoạt động

Trong các giai đoạn của lao phổi thì lao hoạt động là giai đoạn mà người bệnh có những biểu hiện rõ rệt nhất. Cụ thể, người bệnh có những triệu chứng như ớn lạnh, sốt cao, khó thở kéo dài kể cả khi không hoạt động hoặc chỉ hoạt động nhẹ, ho nhiều, ho ra máu, đau tức ngực,…

Đối với người vào giai đoạn này, nếu không điều trị, bệnh có thể di căn sang những cơ quan khác trong cơ thể, khiến người bệnh bị lao da, lao thận, lao hạch bạch huyết,… Chậm trễ trong việc điều trị bệnh lao phổi cũng làm cho phổi bị tổn thương, dẫn đến các biến chứng như:

Ho dai dẳng, kéo dài là biểu hiện lao phổi thường gặp
Ho dai dẳng, kéo dài là biểu hiện thường gặp ở người bệnh đang trong các giai đoạn của lao phổi.

Phương pháp điều trị lao phổi

Việc điều trị lao phổi sẽ còn tùy thuộc vào các giai đoạn của lao phổi. Với người bệnh ở giai đoạn lao nguyên phát và lao tiềm ẩn, chủ yếu tập trung vào việc tăng cường hệ thống miễn dịch để kiểm soát, loại trừ vi khuẩn lao ra khỏi cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh bùng phát.

Do đó, đối với các giai đoạn lao phổi này, người bệnh chưa cần dùng thuốc mà chủ yếu là nghỉ ngơi nhiều, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với chủ yếu là các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tập thể dục đều đặn, tránh hút thuốc và uống rượu bia,…

Còn với giai đoạn lao hoạt động, người bệnh có triệu chứng rõ rệt thì trước tiên cần cách ly người bệnh, hạn chế để người bệnh tiếp xúc với những người xung quanh. Sau đó, người bệnh cần dùng thuốc để kiểm soát bệnh. 2 nhóm thuốc chính mà người mắc bệnh lao phổi cần dùng là thuốc để loại bỏ, tiêu diệt vi khuẩn lao và thuốc để kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Với các giai đoạn của lao phổi, dù là ở giai đoạn lao nguyên phát thì vẫn có nguy cơ vi khuẩn lao bùng phát và tấn công mô phổi, làm tổn thương phổi. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là mỗi người cần thực hiện phòng ngừa bệnh ngay từ giai đoạn chưa tiếp xúc với vi khuẩn lao.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa lao phổi bao gồm:

Tiêm vắc-xin giúp phòng ngừa lao phổi
Tiêm vắc-xin giúp phòng ngừa lao phổi.

Địa chỉ khám lao phổi uy tín, giúp phát hiện bệnh giai đoạn sớm

các giai đoạn của lao phổi, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, hạn chế tối đa các biến chứng có thể gây tổn thương phổi và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bệnh nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, có các triệu chứng bất thường như ho nhiều và dai dẳng, khó thở thở khò khè,… có thể thăm khám tại khoa Hô hấp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Khoa đầu tư hệ thống trang thiết bị tân tiến, hiện đại, phục vụ cho việc xét nghiệm lao phổi, giúp cung cấp kết quả nhanh và chính xác.

Bệnh viện Tâm Anh sở hữu nhiều máy móc, thiết bị hiện đại
Bệnh viện Tâm Anh sở hữu nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ tốt khám chữa bệnh.

Không chỉ vậy, Khoa còn quy tụ các bác sĩ được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thăm khám, điều trị các bệnh lý hô hấp nói chung và lao phổi nói riêng.

Tóm lại, các giai đoạn của lao phổi đều có thể khiến bệnh bùng phát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Đặc biệt cần chú ý việc phòng ngừa bệnh để chủ động bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/trong-qua-trinh-phat-trien-o-nguoi-cac-nhan-to-moi-truong-co-anh-huong-ro-nhat-vao-giai-doan-a44069.html