Được ghi dấu chân trên tại bốn điểm cực thiên liêng trên đất liền của Việt Nam là mơ ước của nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ đam mê khám phá. Cực Đông Việt Nam - Nơi đón ánh bình minh đầu tiên của tổ quốc được nhiều tín đồ du lịch bụi mong muốn chinh phục. Nhưng thực tế vẫn có nhiều thắc mắc rằng cột mốc điểm cực Đông chính xác nằm ở đâu?
Cực Đông tổ quốc là nơi đón ánh bình minh trên đất liền sớm nhất Việt Nam. Nguồn ảnh Báo Lao động Chinh phục các điểm cực trị thiêng liêng trên đất nước Việt Nam hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bất ngờ, thú vị. Bên cạnh điểm cực Bắc xa xôi nằm ở cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang, điểm cực Tây với cột mốc biên giới hình tam giác ở vùng cao huyện Mường Nhé - Điện Biên, điểm cực Nam uy nghi thuộc đất mũi Cà Mau thì Mũi Đông - Nơi đón ánh bình minh đầu tiên của Tổ quốc cũng thôi thúc rất nhiều bước chân lên đường khám phá, trải nghiệm. Trước đây, Mũi Điện (Hải đăng Đại Lãnh) thuộc Phú Yên được coi là điểm cực Đông của Việt Nam. Tuy nhiên, khi Mũi Đôi (Khánh Hòa) được khai phá thì người ta cho rằng Mũi Đông của tổ quốc tọa lạc ở đây. Từ đó, đã có rất nhiều tranh luận xoay quanh việc Cực Đông Việt Nam nằm ở đâu?
Tương tự, trước đây cũng có nhiều ý kiến thắc mắc liệu điểm cực Nam của tổ quốc nằm ở vị trí nào? Bởi nhiều người cho rằng cột mốc GPS001 với biểu tượng con tàu Đất Mũi thuộc Cà Mau chưa phải là tọa độ chuẩn. Nhưng điểm cực trị tương đối chính xác phải là bờ biển ở phía nam nằm trong Khu du lịch Khai Long. Tuy nhiên, hai điểm cực này nằm trên lãnh địa của một tỉnh nên mọi người vẫn chấp nhận biểu tượng con tàu thiêng liêng là điểm cực Nam Việt Nam. Khánh Hòa và Phú Yên là hai tỉnh gần nhau trên bản đồ Việt Nam. Vì vậy, tranh cãi Mũi Điện thuộc Phú Yên và Mũi Đôi thuộc Khánh Hòa đâu mới chính xác là cực Đông Việt Nam trở nên phức tạp hơn. Bởi địa danh nào cũng có những lý lẽ riêng hết sức thuyết phục.
Hiện nay, nếu đến khu vực Mũi Điện (Phú Yên), bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy một tấm bảng bằng đá hoa cương khắc ghi dòng chữ “Điểm cực đông - Nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”. Đây là hành động nhằm khẳng định cực Đông của tổ quốc thuộc mảnh đất Phú Yên. Và không phải ngẫu nhiên mà Phú Yên lại gắn biển như vậy.
Căn cứ pháp lý để tỉnh Phú Yên xác định điểm cực Đông là dựa trên một cột mốc bằng xi măng do Tổng cục Địa chính xây dựng. Trên cột mốc, những thông tin về “Mốc tọa độ cơ sở biển” và nội dung có tính chất chuyên môn có nhắc đến hai chữ cực Đông trong đó. Khi xảy ra những ý kiến tranh luận, tỉnh Phú Yên sẽ dựa trên những bằng chứng vật chất được cơ quan có chức năng xác định và công bố để làm cơ sở điều chỉnh. Tuy nhiên, từ khi Mũi Đôi (Khánh Hòa) được khám phá thì cũng có rất nhiều tư liệu khẳng định đây chính là cực Đông Việt Nam.
Mặc dù chưa có văn bản chính thức nào xác định tọa độ cực Đông Việt Nam ở đâu, nhưng nhiều tài liệu đã ngầm khẳng định cột mốc thiêng liêng này thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa. Như vậy, cực đông Mũi Đôi thuộc làng chài Đầm Môn (Vịnh Vân Phong), xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Điểm cực cách thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) khoảng 35km về hướng Nam và cách thành phố biển Nha Trang khoảng chừng 80km theo quốc lộ 1A về hướng Bắc. Điểm Cực Đông Việt Nam luôn là nỗi khát khao chinh phục của bao thế hệ người Việt. Dẫu hành trình đi tới Mũi Đôi có gian nan, vất vả đi chăng nữa cũng không ngăn nổi giấc mơ chinh phục của các bạn trẻ yêu thích du lịch.
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/mui-doi-o-dau-a44030.html