Bánh bột lọc Huế hay còn gọi là bánh lọc Huế là một loại bánh đã tồn tại lâu đời và có nguồn gốc từ Huế. Bởi vì ngày xưa Huế là kinh đô, và những món ăn ngon nhất đều được xuất hiện tại đây cho Vua. Bánh bột lọc Huế được gói bằng lá chuối hoặc có nơi gói bằng lá dong. Bánh bột lọc Huế là món bánh đã được website du lịch CNNGO của Mỹ bình chọn là 1 trong 30 món bánh ngon của thế giới. Đây là món ăn không chỉ được người Huế hay người miền trung khen ngon, mà còn đại diện ẩm thực Việt vươn tầm quốc tế.
Bánh bột lọc Huế là một món ăn dân dã của người dân xứ Huế. Nói về bánh lọc Huế thì có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi trong thành phố, bánh lọc có thể xuất hiện ở những gánh hàng rong trên đường. Những quán vỉa hè và những bữa tiệc buffet sang trọng trong cả nhà hàng lẫn khách sạn. Nhiều khách du lịch đến Huế và tự hỏi? Bánh bột lọc Huế ở đâu ra mà nhiều thế. Câu trả lời chính là Huế có rất nhiều địa chỉ làm bánh lọc, nhiều nhất chính là những quán bánh lọc nhỏ lẻ và cả những lò bánh lọc tương đối lớn, chuyên bán sỉ.
Bánh bột lọc ở Huế có 2 loại nổi tiếng là bánh bột lọc Huế trần (Bánh lọc trần Huế) và bánh bột lọc Huế gói lá chuối (Bánh lọc Huế gói). Hai loại bánh đều làm từ những nguyên liệu giống nhau là bột lọc tươi, nhân tôm thịt. Nhưng cách chế biến lại khác nhau, đem đến hình thức và mùi vị cũng rất khác nhau. Ngoài ra còn có một số nơi sẽ gói bằng mộc nhĩ, nấm, hay một số loại rau thì được gọi là bánh lọc chay.
Bánh bột lọc có nguồn gốc từ đâu? Huế chính là nơi bắt nguồn của ẩm thực bánh bột lọc. Người dân địa phương ở đây đã tạo ra một hương vị đặc biệt riêng mà mỗi khi nhắc đến bánh bột lọc thì người ta sẽ nhớ đến Huế. Không chỉ như vậy, bánh bột lọc đã từng là một món ăn cung đình nổi tiếng ở kinh thành Huế, được dành riêng để tiến dâng lên Vua.
Giá bánh bột lọc Huế bao nhiêu tiền? Đây là câu trả lời chính xác nhất. Giá bánh bột lọc Huế là 3.000đ/1 bánh bột lọc sống.
Bánh lọc Huế của bà Vân được sản xuất một cách tỉ mỉ, với sự kết hợp hoàn hảo của tôm, thịt mỡ tươi và các loại gia vị. Bột lọc Huế được trộn với nước sôi với tỷ lệ đúng để đạt được độ sệt vừa phải. Để bánh bột lọc Huế khi được gói vào lá chuối sẽ không quá lỏng cũng không quá đặc, lớp bột lọc sẽ vừa đủ để bọc kín nhân tôm rim và thịt mỡ heo. Khi hấp chín, bánh lọc Huế sẽ trong và nhìn thấy màu đỏ của tôm và màu vàng của thịt mỡ.
Kỹ năng gói lá chuối cũng rất quan trọng, nghệ nhân phải khéo léo gói sao cho lớp lá chuối bên ngoài không bị rách. Gói hình chữ nhật theo kích thước của nhân bánh lọc bên trong, sao cho khi hoàn tất sẽ vừa với túi hút chân không.
Mỗi bước trong công đoạn làm bánh lọc Huế Bà Vân đều phải thực hiện một cách cẩn thận và chính xác, để từng chiếc bánh lọc Huế khi làm ra phải hoàn hảo giữa tỉ lệ nhân và bột lọc. Khi hấp xong phải dai dẻo, tôm ăn có vị ngọt và thịt mỡ béo thơm. Bánh bột lọc Huế không nên làm quá to, bởi vì khi thưởng thức phần bột lọc quá nhiều sẽ che lấp vị của tôm và thịt, ăn sẽ rất nhanh ớn.
Bánh lọc Huế Bà Vân cực kỳ chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy sau khi bánh bột lọc Huế được làm xong sẽ cấp đông và hút chân không ngay lập tức, để đảm bảo bánh lọc Huế luôn tươi và ngon nhất. Từ quy trình làm bánh, quy trình đóng thùng, quy trình vận chuyển, đều phải làm hài lòng khách hàng.
Theo kinh nghiệm bảo quản bánh bột lọc Huế từ trước đến nay của cửa hàng Bánh Lọc Huế Bà Vân, bạn có thể bảo quản bánh lọc Huế như sau:
Đối với bánh bột lọc Huế đã hấp chín, bạn nên ăn ngay sau khi hấp, hoặc kéo dài không quá 1 tiếng nhé. Sau khi hấp, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 1-2 ngày. Tuy nhiên bánh lọc Huế chín hấp đi hấp lại quá nhiều lần sẽ không còn ngon nữa.
Bánh bột lọc Huế hấp bao nhiêu phút là ngon? Câu trả lời là bánh bột lọc Huế hấp từ 15-20 phút tính từ lúc nước bắt đầu sôi là ngon nhất.
Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào số lượng bánh bột lọc và thiết bị dùng để hấp bánh và phương pháp hấp. Tham khảo như sau:
Thời gian ước tính trên được tính toán cho 50 bánh bột lọc Huế sống. Nếu số lượng bánh lọc cần hấp nhiều hơn thì thời gian hấp sẽ lâu hơn nhé.
Bánh lọc Huế mua từ cửa hàng sẽ là bánh lọc sống, khách mua về sẽ tiến hành hấp mới để bánh lọc nóng hổi sẽ ngon hơn. Dưới đây là cách hấp bánh bột lọc Huế - Bánh bột lọc sống Huế theo phương pháp hấp cách thủy:
Bánh lọc Huế có làm ngon cỡ nào mà hấp không chín hay chín quá cũng làm bánh ăn không ngon. Và cách tốt nhất để kiểm tra xem bánh bột lọc Huế đã chín chưa là hãy mở ra xem nhé. Nếu chưa chín tới thì tiếp tục hấp cho đến khi chín hẳn.
Mẹo ăn ngon: Bánh bột lọc Huế không nên ăn ngay lúc mới hấp xong, bột lọc nóng nên sẽ hơi mềm nên ăn không ngon. Hãy để ngoải khoảng 5-10 phút để giảm bớt độ nóng thì ăn sẽ ngon hơn nhé.
Đối với trường hợp bạn đã hấp chín bánh lọc mà chưa ăn hết, sau đó bỏ vào tủ lạnh để ăn dần. Hoặc mua bánh lọc chín bỏ vào ngăn mát tủ lạnh thì cách hấp cũng như hấp bánh lọc Huế sống nhé. Tuy nhiên thời gian hấp chỉ khoảng 10-15 phút.
Lưu ý: Bánh lọc chín không nên để quá 2 ngày.
Bánh bột lọc Huế nổi tiếng không phải vì kích thước bánh lọc to, mà gây thương nhớ bởi vị đậm đà của tôm rim và thịt mỡ. Độ ngon của bột lọc Huế và độ cay mặn của nước mắm chấm bánh. Cách làm nước chấm bánh bột lọc Huế như sau:
Bạn hãy trộn hỗn hợp nước mắm và đường vào chung một chén sau đó đổ thêm một ít nước sôi vào chén và khuấy đều. Nước chấm đã hoàn thành
Lưu ý: Số lượng muỗng nước mắm và đường, bạn hãy cân nhắc cho phù hợp với khẩu vị của mình nhé.
Theo kinh nghiệm của bánh lọc Huế Bà Vân, du khách ở Hà Nội hay các tỉnh thành phố phía Bắc sẽ thích nước mắm ăn bánh bột lọc Huế mặn và cay. Du khách ở Hồ Chí Minh hay các tỉnh thành phố phía Nam sẽ thích ăn nước mắm ngọt hơn. Vậy nên số lượng muỗng canh nước mắm hoặc đường cũng được tinh chỉnh khác nhau.
Cửa hàng Bánh Lọc Huế Bà Vân rất hân hạnh và mong muốn được đem đến cho quý khách hàng những món ẩm thực ngon nhất ở Huế, đồng thời chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách cách bảo quản để có thể ăn lâu dài và cách hấp sao cho bánh lọc ngon và đúng chất Huế nhất.
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/hinh-anh-banh-bot-loc-goi-la-chuoi-a43569.html