Chế độ dinh dưỡng trong bệnh lý gan mật

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Minh Hương - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bệnh lý gan mật có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy, để bệnh không tiến triển nặng, đồng thời phòng bệnh tái phát, người bệnh gan mật cần phải có chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, hạn chế những thực phẩm không tốt cho gan, mật.

1. Sơ lược về các bệnh lý gan, mật

Gan là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng như: Chuyển hóa glucid, chuyển hóa protid, chuyển hóa lipid, chuyển hóa các chất khoáng, chuyển hóa vitamin và khử độc (độc tố nội sinh, độc tố do vi khuẩn, độc tố của rượu và thuốc,...).

Dịch mật có vai trò quan trọng trong tiêu hóa, hấp thu chất béo trong thức ăn, hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K,... Tuy nhiên, các chức năng của gan, mật có thể bị ảnh hưởng khi tế bào gan bị tổn thương hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Bệnh gan mật có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Thói quen sinh hoạt không đều độ, lạm dụng thuốc và các chất kích thích có hại, không thăm khám sức khỏe định kỳ,... là các nguyên nhân khiến các bệnh lý gan mật ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

Khi bị các bệnh lý gan mật, bệnh nhân thường có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và nôn, cổ trướng, gan to, phù, xuất huyết,... Một số bệnh lý gan mật như rối loạn chức năng gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, viêm túi mật, sỏi mật,... không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn có thể đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.

Chế độ dinh dưỡng trong bệnh lý gan mật

2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh gan mật

Người bệnh gan ăn gì? Một số nguyên tắc dinh dưỡng bệnh nhân cần ghi nhớ bao gồm:

3. Chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với các bệnh lý gan mật

3.1 Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan

Viêm gan cấp tính

Chế độ dinh dưỡng trong bệnh lý gan mật

Viêm gan mạn tính

Khi giai đoạn cấp tính và hồi sức đã qua, bệnh nhân viêm gan mạn tính bị yếu gan lâu, thậm chí suốt đời nên cần theo dõi bệnh nhân trong nhiều năm, đảm bảo chế độ ăn đúng nguyên tắc dinh dưỡng. Một số chú ý quan trọng:

Trong các đợt tiến triển của bệnh viêm gan mạn tính: Nên cho bệnh nhân ăn theo chế độ như viêm gan cấp tính.

3.2 Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan

Liệu pháp ăn uống có tác dụng hỗ trợ, cải thiện và phục hồi chức năng của các tế bào gan bị suy yếu, tránh biến chứng hội chứng não gan. Chế độ ăn cho bệnh nhân như sau:

Xơ gan còn bù (giai đoạn chưa có cổ chướng)

Cần duy trì chế độ ăn hợp lý gần như bình thường, gồm đầy đủ các chất đạm, đường bột, mỡ, vitamin và khoáng chất, tránh kiêng khem quá mức. Đồng thời, nên chia nhỏ bữa ăn và thay đổi cách chế biến món ăn để tạo sự ngon miệng cho bệnh nhân

Chế độ dinh dưỡng trong bệnh lý gan mật

Xơ gan mất bù (giai đoạn phù, cổ chướng)

Nguyên tắc và mục đích ăn uống giống chế độ ăn của xơ gan còn bù nhưng cần chú ý tới một số vấn đề sau:

3.3 Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hôn mê gan

Hôn mê gan là giai đoạn cuối của các bệnh lý ở gan. Dinh dưỡng cho bệnh nhân hôn mê gan cần chú ý những điều sau:

Khi có dấu hiệu bệnh tiến triển tốt thì tăng lên 20g protein/ngày, trong đó có một nửa là protein thực vật (từ sữa đậu nành hoặc bột đậu xanh).

3.4 Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân túi mật và ống mật

Viêm túi mật cấp tính

Với những bệnh nhân viêm túi mật cấp tính, việc điều trị cần chú ý để cho túi mật nghỉ ngơi nên trong chế độ ăn cần loại bỏ hoặc giảm bớt protein và chất béo (vì chúng làm túi mật tăng co bóp). Vì vậy, chế độ ăn cho bệnh nhân chủ yếu là glucid như nước đường, nước rau, nước ép hoa quả, thêm bột ngũ cốc, khoai nghiền, giảm ăn muối và ăn nhiều chất xơ để chống táo bón. Bệnh nhân cũng có thể dùng thêm sữa đã tách bơ.

Chế độ dinh dưỡng trong bệnh lý gan mật

Viêm túi mật mạn tính

Bệnh nhân viêm túi mật mạn tính thường có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên chế độ ăn cần đảm bảo không tăng thêm gánh nặng cho chức năng của đường mật. Cụ thể là:

Sỏi mật

Để tránh ứ đọng mật và nhiễm trùng đường mật, nên hạn chế thức ăn gây táo bón bởi táo bón sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, viêm ống mật và túi mật, khiến mật dễ bị lắng đọng và tạo sỏi.

Để tránh nguy cơ hình thành sỏi cholesterol, nên hạn chế thức ăn nhiều mỡ động vật và nhiều cholesterol. Các loại thức ăn đó là lòng đỏ trứng và phủ tạng động vật.

Người mắc các bệnh lý gan mật cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh, kiểm soát các triệu chứng bệnh và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để phát hiện ra các bệnh lý về gan mật sớm nhất, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc thực hiện sàng lọc gan mật ngay khi cơ thể có những triệu chứng khác thường liên quan đến gan mật. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Sàng lọc Gan mật, giúp phát hiện Virus viêm gan ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng và các bệnh lý về gan khác. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/gan-mat-a42049.html