Giải Pháp Chủ Yếu để Phát Triển Sản Xuất Cây Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững ở Nước Ta Là

giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất cây công nghiệp theo hướng bền vững ở nước ta là

Nông nghiệp công nghệ cao - xu thế tất yếu

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, và nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ thông tin, quá trình hội nhập quốc tế yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, cùng với diện tích đất thu hẹp do đô thị hóa và biến đổi khí hậu, trong khi dân số tăng nhanh gây nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên… là những thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

Theo các chuyên gia, để giải quyết những thách thức này, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển nền nông nghiệp của Việt Nam.

Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Nông nghiệp công nghệ cao cũng giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào thời tiết, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất cây công nghiệp theo hướng bền vững ở nước ta là Thu hoạch cá chim vảy vàng tại Nha Trang - Kết quả của dự án đổi mới sáng tạo

Theo báo cáo, các tiến bộ về khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp và 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%,…). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm như lúa, mía, ngô, rau đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh Đồng bằng đạt 90%).

Nhận định về sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam, nhiều chuyên gia, nhà khoa học công nhận rằng khoa học và công nghệ thực sự là một trong những giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu quả, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp và nâng cao đời sống của người dân.

Sản xuất phát triển nhờ ứng dụng công nghệ cao

Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ trong việc thay đổi cảnh quan nông nghiệp Việt Nam, đưa nền nông nghiệp của Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 5/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nghị quyết này nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như: “Hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học - công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”.

Định hướng này, cùng với những chính sách được ban hành trước đó về nông nghiệp công nghệ cao, đã khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. Các chính sách này đã góp phần tích cực thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và đạt được những thành tựu đáng tự hào.

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2019, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại liên kết với các nhà máy, cơ sở bảo quản và chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao.

Trong lĩnh vực trồng trọt, đã có sự chuyển biến rõ rệt về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao. Nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ đã hình thành và đang được phổ biến, nhân rộng. Công nghệ chế biến thủy sản ngày càng được đầu tư hiện đại để đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.

Cùng với việc ứng dụng công nghệ cao, việc áp dụng quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) đang ngày càng mở rộng và hiệu quả. Đồng thời, việc mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cùng với kết quả nghiên cứu, đánh giá và triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị.

Lĩnh vực lâm nghiệp cũng có sự phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng ổn định; đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, tạo ra các dây chuyền chế biến, bảo quản có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu; hình thành ngành công nghiệp chế biến lâm sản đứng thứ hai ở Châu Á và đứng thứ năm trên thế giới.

Nhờ sự giúp sức của khoa học công nghệ được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp, từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch… đã tạo ra giá trị mới cho nông sản, giúp sản phẩm tươi, an toàn, nâng cao năng suất và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Các kết quả này đã góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhanh qua các năm. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 41,3 tỷ USD với thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức 10,4 tỷ USD.

Gỡ rào cản để phát huy nguồn lực

Dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn đối mặt với không ít khó khăn. Mô hình sản xuất nông nghiệp này đòi hỏi tổ chức sản xuất trên quy mô lớn và đầu tư tương xứng về hạ tầng và công nghệ sản xuất, trong khi vốn đầu tư vào nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn thấp. Ngoài ra, thiếu đất quy mô lớn để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ theo vùng sản xuất tập trung; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao còn hạn hẹp và không ổn định; nhân lực và chuyển giao công nghệ cũng còn hạn chế… Đây là những rào cản đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian qua.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt, đã có nhiều ưu đãi cho việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 30/NQ-CP, ngày 7/3/2017, dành ít nhất 100.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường từ 0,5% - 1,5% đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, ngày 7/9/2018, của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có nhiều điểm đột phá mới về cho vay đối với các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Cùng với đó, nhiều chính sách đã được thực thi để nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã đạt được nhiều thành công, với hơn 2,3 triệu lao động nông thôn đã được đào tạo nghề nông nghiệp. Cùng với đó, chính phủ cũng dành nhiều nguồn lực tạo điều kiện cho nghiên cứu và chuyên giao công nghệ năng suất chất lượng nông sản.

Những chính sách này cùng với việc tạo điều kiện cho nghiên cứu, chuyên giao công nghệ và phát triển thị trường trong và ngoài nước đã khẳng định sự quan tâm và đầu tư của Đảng và Nhà nước cho nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

Để khoa học công nghệ thực sự thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, cần sự quan tâm và chỉ đạo của các bộ, ngành và địa phương để hoàn thiện chính sách khuyến khích và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cần sự đồng bộ trong toàn hệ thống để đưa các chính sách vào thực tiễn một cách thực sự và hiệu quả, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/giai-phap-chu-yeu-de-phat-trien-san-xuat-cay-cong-nghiep-theo-huong-ben-vung-o-nuoc-ta-la-a41055.html