Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cùng cách điều trị và chăm sóc

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi (Polinosa morbillarum) gây ra, lây lan nhanh qua đường hô hấp, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở đường hô hấp, thần kinh, đường tiêu hóa, tai mũi họng, suy giảm miễn dịch, thậm chí là nguy cơ tử vong cao. Trong đó, sởi ở trẻ sơ sinh và sởi ở trẻ dưới 1 tuổi đặc biệt nguy hiểm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 136.000 ca tử vong do bệnh sởi trên toàn cầu vào năm 2022, chủ yếu là ở trẻ em dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng. Vậy dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi là gì? Bố mẹ cần làm gì để chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này cho con?

BS Huỳnh Trần An Khương - Quản lý Y khoa vùng 2 Hồ Chí MInh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Trẻ dưới 1 tuổi là một trong những đối tượng có khả năng nhiễm sởi cao nhất, và một khi mắc thì bệnh diễn tiến nhanh, biến chứng nặng, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, bố mẹ cần nắm được các biểu hiện bệnh, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị để giúp kiểm soát tốt bệnh và mau chóng khỏi bệnh”.

dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi

Khả năng mắc bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi

Các chuyên gia cho biết trẻ dưới 1 tuổi có khả năng mắc bệnh sởi rất cao do cơ thể thiếu kháng thể chống lại virus sởi. Bởi hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn non nớt, sức đề kháng yếu chưa thể sản sinh miễn dịch tự thân để bảo vệ chính mình. Trong khi kháng thể trẻ được thừa hưởng từ mẹ không tồn tại bền vững mà sẽ giảm dần trong khoảng 3-6 tháng đầu sau sinh và cho đến tháng thứ 9 trẻ mới đủ tuổi để tiêm vắc xin phòng bệnh sởi.

Sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh và rất nguy hiểm với tỷ lệ hơn 90% ở những người có miễn dịch suy yếu và sức đề kháng kém. Nếu người lành hít phải không khí bị ô nhiễm hoặc chạm vào bề mặt của các đồ vật có dính giọt bắn chứa virus, sau đó vô tình đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Chính vì vậy, trẻ sơ sinh có khả năng cao bị nhiễm sởi từ các thành viên trong gia đình, người chăm sóc, hoặc môi trường xung quanh nếu có người bị nhiễm bệnh mà không được cách ly đúng cách.

Ước tính trên toàn thế giới, bệnh sởi lây nhiễm cho khoảng 10 triệu người, khiến 100.000 đến 200.000 người tử vong mỗi năm, chủ yếu là ở trẻ em (1). Tại Việt Nam, dịch sởi năm 2014 từng là nỗi ám ảnh với người dân khi cả nước ghi nhận hơn 35 nghìn trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó gần 6,000 trường hợp mắc sởi, khiến 147 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi. Phần lớn trường hợp mắc bệnh sởi là trẻ từ 9 tháng đến 24 tháng, và không được tiêm chủng.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), số ca mắc bệnh sởi trên toàn thế giới trong 2 tháng đầu năm 2022 đã tăng 79% so với 2 tháng đầu năm 2021 (2). Riêng tại Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, sởi xuất hiện và tăng cao trên cả nước. Như tại Nghệ An, tính đến ngày 22/6, tỉnh này ghi nhận 45 ca mắc sởi rải rác tại 11 huyện, thành thị. Ca mắc đầu tiên có triệu chứng khởi phát vào cuối tháng 3/2024, sau đó tiếp tục ghi nhận thêm 16 ca mắc mới vào tháng 4, đến tháng 5 là 14 ca và tháng 6 là 15 ca.

Ở khu vực phía Nam, tính đến ngày 11/6, ngành y tế ghi nhận 317 trường hợp sốt phát ban, trong đó nhiều ca xác định mắc sởi. Riêng TP HCM phát hiện 16 ca sởi trong ba tuần cuối tháng 5. Năm ngoái, thành phố không ghi nhận ca sởi nào.

Do đó, nếu không có ý thức phòng ngừa bệnh sởi bằng vắc xin để bảo vệ chính mình và tăng cường miễn dịch cộng đồng thì nguy cơ dịch sởi bùng phát theo chu kỳ 4-5 năm/lần là rất cao.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ dưới 1 tuổi là một trong những đối tượng có khả năng nhiễm sởi cao nhất, và một khi mắc thì bệnh diễn tiến nhanh, biến chứng nặng, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi là gì?

Thông thường, bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi sẽ diễn tiến theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh

Ngay sau khi trẻ nhiễm virus gây bệnh, virus sởi (Polinosa morbillarum) sẽ ủ bệnh trong cơ thể trẻ từ 10-14 ngày (3) trước khi các triệu chứng của bệnh khởi phát rõ ràng.

Giai đoạn khởi phát

Sau giai đoạn ủ bệnh, trẻ sẽ trải qua giai đoạn khởi phát (còn gọi giai đoạn viêm long) trong khoảng 2-4 ngày với các triệu chứng điển hình như:

Giai đoạn phát ban

Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 2-5 ngày, thường đến ngay sau khi trẻ sốt cao 3-4 ngày với triệu chứng đặc trưng là phát ban. Đầu tiên các đốm phát ban xuất hiện từ sau tai, sau gáy sau đó dần lan rộng đến vùng mặt, cổ và toàn thân, kể cả tứ chi, lòng bàn tay và gan bàn chân. Những vết phát ban này được mô tả có màu đỏ, nhỏ, hơi nổi gờ lên so với về mặt da, sát sẩn, có thể mọc thành từng đốm rải rác khắp cơ thể hoặc dính chùm với nhau tạo thành những mảng tròn 3-6mm. Đồng thời khi trẻ phát ban hết toàn thân thì triệu chứng sốt cũng giảm dần.

Giai đoạn hồi phục

Bước vào giai đoạn hồi phục, trẻ cơ bản đã hết sốt, các vết ban nhạt dần rồi chuyển sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, lặn dần theo thứ tự xuất hiện của chúng. Đối với một số trường hợp, vết ban lặn khi trẻ vẫn còn triệu chứng sốt, lúc này bệnh có thể diễn tiến ngày càng nguy hiểm hơn. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lột da trong giai đoạn này.

triệu chứng bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi
Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi là vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm

Trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh sởi có nguy hiểm không?

CÓ! THẬM CHÍ VÔ CÙNG NGUY HIỂM! Trẻ dưới 1 tuổi có hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng yếu nên khi nhiễm sởi rất nguy hiểm, không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính mà còn diễn tiến nhanh gây ra nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm như:

Bên cạnh đó, sởi còn được biết đến với khả năng làm cạn kiệt nguồn kháng thể của con người, xóa sạch một phần trí nhớ miễn dịch đối với hầu hết các mầm bệnh gặp phải hoặc đã từng tiêm vắc xin trước đây. Giáo sư Di truyền và Y học Gregor Mendel tại Viện Blavatnik tại Trường Y Harvard và Bệnh viện Brigham and Women’s phát biểu: “Mối đe dọa mà bệnh sởi gây ra cho con người lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng trước đây, chính là khả năng xóa trí nhớ miễn dịch của con người, điều này chứng tỏ vắc xin sởi thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn những gì chúng ta biết”. (4)

Lý giải về khả năng “xóa trí nhớ miễn dịch” của virus sởi, các chuyên gia cho biết sau khi virus sởi xâm nhập vào bên trong cơ thể, chúng sẽ nhắm vào các tế bào miễn dịch được tìm thấy trong chất nhầy của mũi, cổ họng, các túi khí nhỏ trong phổi, giữa mí mắt hoặc giác mạc để tấn công. Tại đây, virus nhanh chóng nhân lên bên trong tế bào, sau đó lây lan đến những nơi có nhiều tế bào miễn dịch khác như tủy xương, tuyến ức, lá lách, amidan và hạch bạch huyết sau đó phá hủy chúng. Điều này khiến chúng ta rất dễ mắc phải các bệnh lý đã từng mắc trước đây, đặc biệt là nguy cơ đồng nhiễm, bội nhiễm với nhiều bệnh lý khác, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cực kỳ cao.

Cách điều trị sởi cho trẻ dưới 1 tuổi

Hiện, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sởi nên chủ động phòng bệnh là yếu tố tiên quyết. Trong trường hợp nếu chẳng may trẻ bị nhiễm bệnh, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời. Đặc biệt, trong quá trình điều trị, bố mẹ cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chuyên gia của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC khuyến cáo:

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh sởi

Bên cạnh điều lo lắng dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi thì nhiều bố mẹ còn có chung lo lắng khác là cách chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh sởi như thế nào để hỗ trợ quá trình điều trị của bác sĩ, đồng thời giúp trẻ có sức đề kháng tốt, mau chóng phục hồi sức khỏe. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh sởi mà bộ mẹ có thể áp dụng để chăm sóc con hiệu quả:

Làm sao phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ

Để chủ động phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ dưới 1 tuổi, các chuyên gia khuyến cáo:

che chắn cho trẻ trước khi ra ngoài
Bố mẹ cần che chắn kỹ cho trẻ bằng cách quấn khăn trước khi ra ngoài

Hiện nay, có 5 loại vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ em được lưu hành tại Việt Nam với phác đồ tiêm cụ thể như sau:

Tên vắc xin Vắc xin MR Vắc xin sởi đơn MVvac Vắc xin Priorix Vắc xin MMR Vắc xin MMR II Nước sản xuất Việt Nam Việt Nam Bỉ Ấn Độ Mỹ Đối tượng Trẻ em và cả đối tượng người lớn đến 45 tuổi Tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có kháng thể sởi Trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 10 tuổi Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn Lịch tiêm cơ bản Áp dụng lịch tiêm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia: Áp dụng lịch tiêm 03 mũi (Nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia) Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên (chưa tiêm vắc xin Sởi hay MMR II)

Áp dụng lịch tiêm 03 mũi:

Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi

Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:

Trẻ em từ 7 tuổi và người lớn Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:

Khi có dịch: Khuyến cáo tiêm mũi 3, cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.

Áp dụng lịch tiêm 02 mũi: Trẻ từ 12 tháng tuổi - < 7 tuổi (chưa tiêm Sởi đơn hay MMR II)

Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:

Trẻ từ 7 tuổi và người lớn

Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:

tiêm vắc xin ngừa sởi cho trẻ
WHO khuyến cáo trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên cần được tiêm vaccine ngừa sởi

Tại Việt Nam, Hệ thống Tiêm chủng VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng cao cấp hàng đầu, với hơn 180 trung tâm tiêm chủng quy mô lớn từ Nam ra Bắc. Đây là địa chỉ địa chỉ chích ngừa vắc xin sởi số 1 cho người dân trên toàn quốc.

Các trung tâm tiêm chủng VNVC đều được trang bị kho vắc xin quy mô lớn đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo có đầy đủ các loại vắc xin cần thiết cho trẻ em và người lớn với chất lượng tốt nhất, số lượng lớn được nhập khẩu chính hãng và cấp phép lưu hành tại Việt Nam, kể cả những loại vắc xin mới nhất trên thế giới, vắc xin thường xuyên khan hiếm trên thị trường.

Đặc biệt, VNVC luôn có sẵn các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác được các tổ chức y tế uy tín trên thế giới khuyến cáo cần cấp thiết tiêm cho mọi lứa tuổi như: vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella, vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1, vắc xin phòng bệnh cúm mùa, vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn, vắc xin viêm màng não, vắc xin phòng bệnh thủy đậu, vắc xin phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván,… đáp ứng tốt nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe cho hàng chục triệu gia đình Việt.

Để được tư vấn, đặt lịch tiêm vắc xin đăng ký gói vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:

Quý Khách hàng có thể tải VNVC Mobile App để tra cứu lịch sử tiêm chủng, quản lý mũi tiêm nhanh chóng bằng 2 link sau:

Xem ngay hướng dẫn tải App

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh sởi cũng như giải đáp thắc mắc dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi là gì. Sởi là căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm ở trẻ em, do đó bố mẹ cần nắm được các biểu hiện bệnh, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị để giúp kiểm soát bệnh tốt và giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/cac-nuoc-mi-la-tinh-hien-nay-con-phu-thuoc-nhieu-nhat-vao-a40567.html