Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây cần phải có sự tham gia của nhà nước?

Pháp luật là phương tiện quản lí của nhà nước, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vậy trong các hình thức thực hiện pháp luật, hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây cần phải có sự tham gia của nhà nước là câu hỏi được quan tâm.

Câu hỏi: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây cần phải có sự tham gia của nhà nước?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án:

Đáp án đúng cho câu hỏi hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây cần phải có sự tham gia của nhà nước là đáp án D. áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật cần phải có sự tham gia của nhà nước.

Lý giải việc chọn đáp án D là đáp án đúng do:

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân tổ chức.

Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên trong cuộc sống với sự tham gia của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Thực hiện pháp luật bao gồm các hình thức sau đây:

+ Tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm. Ví dụ: Người kinh doanh không kinh doanh những mặt hàng hay ngành nghề mà pháp luật cấm.

+ Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm. Ví dụ: Chủ thể cá nhân hay tổ chức là đối tượng nộp thuế sẽ nộp thuế cho ngân sách nhà nước.

+ Sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép. Ví dụ: ông A và chị B thực hiện hoạt động mua bán xe máy với nhau bằng hình thức giao kết miệng. Tuy nhiên khi ông A đã giao xe nhưng chị B lại không thực hiện đúng và đủ như những gì hợp đồng mua bán xe quy định. Trong trường hợp này ông Nguyễn Văn A thấy rằng mình bị xâm quyền và lợi ích hợp pháp bởi chị B. Ông A có quyền khởi kiện B ra tòa án hoặc không khởi kiện, vì pháp luật trao cho ông A quyền được khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền nhưng sự quyết định có sử dụng pháp luật hay không phụ thuộc vào ý chí tâm tư nguyện vọng của chủ thể. Nếu ông A khởi kiện chị B ra tòa án có thẩm quyền thì khi đó, ông A được xem là đang sử dụng pháp luật.

+ Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền. Áp dụng pháp luật là hình thức các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong đời sống, nhằm xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí… cho các chủ thể cụ thể, trong những trường hợp cụ thể. Đây là hình thức thực hiện pháp luật rất quan trọng, phức tạp.

=> Như vậy có thể thấy căn cứ khái niệm của các hình thức thực hiện pháp luật cho thấy áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật cần phải có sự tham gia của nhà nước.

Do đó đáp án đúng của câu hỏi là đáp án D.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/hinh-thuc-thuc-hien-phap-luat-nao-duoi-day-a38087.html