Truyện cổ tích có thể nói chính là tuổi thơ của các bạn nhỏ, những câu chuyện qua lời kể của bà, của mẹ, qua sách vở,… đều được trẻ em yêu thích và đón nhận.
Những câu chuyện cổ gợi mở trí tưởng tượng, sự hiểu biết của các em về thế giới xung quanh, giáo dục các em lòng yêu thương, biết ơn và kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, các bài học, kỹ năng trong cuộc sống...
Dưới đây là top 4 câu truyện cổ tích nước ngoài hay nhất, đa dạng chủ đề, giàu giá trị và được đa số các em nhỏ yêu thích, mẹ có thể kể cho bé nghe.
Đám cưới chị Cáo
Ngày xửa ngày xưa, có con cáo già có chín đuôi, nó nghĩ, mình phải thử xem vợ mình có chung thủy không? Nó nằm sóng xoài dưới gầm ghế dài, nom như đã chết từ đời thuở nào ấy. Vợ cáo buồn rầu đóng cửa buồng mình lại, ở buồng ngoài chỉ còn chị mèo người ở đang đứng bên bếp nấu ăn. Chuyện cáo già chín đuôi chết đã lan tin khắp nơi.Một hôm, nghe tiếng gõ cửa, mèo ra mở cửa, thấy mèo, chàng cáo liền nói:
- À, chào chị mèo. Bà chủ ở nhà, Bà ngủ hay thức?
Mèo đáp:
- Bà có ngủ đâu, tôi đang mải nấu. Ông từ đâu tới, tới có việc chi?
Chàng cáo nói
:- Cám ơn chị mèo. Xin chị cho biết, Bà cáo làm chi?
Mèo đáp:
- Ông cáo về trời, để nơi trần gian một mình bà chủ ủ rũ trong phòng.
- Này chị mèo ơi, xin chị giúp với tôi tới nơi đây, kết bầy, kết bạn.
- Thế cũng được thôi, để tôi vào hỏi.
Mèo chạy tung tăng, lăng xăng gõ hỏi:
- Bà cáo, bà ơi, có người tới chơi.
- Trời ơi, gì đó? Có khách tới nhà?
- Có người tới đây,Kết bầy, kết bạn.
- Này mèo thân mến,Người đến nom sao?Có hao hao giống,Ông cáo chín đuôi?
Mèo đáp:
- Ông khách nhà mình. Hình như mỗi “một.”
- Thế thì thôi nhé, để ông đi.
Khách này vừa mới đi khỏi, lại có khách khác tới gõ cửa. Chàng cáo này có hai đuôi, nhưng hai đuôi thì ít quá, rồi lại có chàng ba đuôi, bốn đuôi… tám đuôi tới, nhưng tất cả đều thất vọng ra đi. Chàng cáo cuối cùng cũng có chín đuôi như cáo già. Quả phụ nghe thế, reo vui bảo mèo:
Mở ngay cửa nhà,tống cáo già ra!
Đúng lúc đám cưới bắt đầu cử hành thì cáo già vùng dậy, vung gậy đập tứ tung, đuổi đánh, tống khứ tất cả ra ngoài đường.
Ngày xửa ngày xưa, có con cáo già có chín đuôi, nó nghĩ, mình phải thử xem vợ mình có chung thủy không?
Khi cáo già đực qua đời thì sói tới dạm hỏi. Nó gõ cửa, chị mèo người ở ra mở cửa. Cáo chào mèo và hỏi:
- Xin chào chị mèo Vui Tính, sao chị ngồi đây chỉ có một mình, chị tính làm việc chi vậy?
Mèo đáp:
Cho bánh vào sữa để ăn, Xin Ông cho biết ý Ông thế nào?
Sói hỏi:
- Cám ơn chị mèo, chị cáo có nhà không?
Mèo nói:
- Cáo ngồi ở buồng bên kia,Ngồi khóc nỉ non,Khóc vì khốn khó,Bởi ông cáo già,Đã qua đời rồi.
Sói nói:
- Muốn đi bước nữa,Xin xuống đây đi.
Mèo chạy đi, gõ cửa gọi:- Này chị cáo ơi,Khách tới chơi hỏi.muốn đi bước nữa,thì xuống tiếp đi.
Cáo hỏi:
- Ông khách quần đỏ,Có mõm nhọn không?
Mèo đáp:
- Không, ông ấy không phải.
Sói đi khỏi thì lần lượt chó, hươu, thỏ, gấu, sư tử và các loài thú khác tới. Nhưng chẳng có con nào có được những đức tính như ông cáo, vì vậy mèo cứ phải đón và tiễn khách hoài. Cuối cùng có chú cáo non tới. Chị cáo hỏi:
Ông khách quần đỏ,mõm nhọn phải không?
Mèo đáp:
- Vâng, đúng thế ạ.
Cáo nói:
- Mời khách lên đi.
Rồi cáo sai mèo chuẩn bị đám cưới.
Quét sạch cửa nhà
Ném lão cáo giàqua cửa sổ kia
Mang chuột ra đãi
Chủ khách cùng ăn.
Hôn lễ được cử hành, ăn uống, vui nhảy. Nến hôn lễ chưa tan, mọi người còn đang vui nhảy đấy.
Cừu non và cá con
Ngày xửa ngày xưa có hai anh em nhà kia mẹ mất sớm, hai anh em phải ở với dì ghẻ, mụ chẳng thương gì con chồng, tìm mọi cách để hành hạ hai đứa bé.
Cách nhà không xa là ao, rồi đến một bãi cỏ. Hai anh em cùng với trẻ con hàng xóm chơi đuổi bắt, vừa chơi chúng vừa hát:
Này sên hỡi, sên ơi,
Ta để ngươi sống sót,
Ngươi móc thóc cho chim,
Để chim móc rơm rạ,
Ta đem cho bò ăn,
Bò no căng cho sữa,
Ta nhào bột đưa lò,
Bác thợ làm bánh cho,
Mèo ăn no, bắt chuột
Chuột nhắt trèo hàng rào,
Cắn đứt dây chuột chạy.
Đám trẻ đứng thành vòng tròn, vừa vỗ tay vừa đếm hát, chữ đứt dây rơi vào ai thì người đó chạy ra khỏi hàng, những đứa trẻ khác chạy theo đuổi bắt.
Truyện kể về hai anh em nhà kia mẹ mất sớm, hai anh em phải ở với dì ghẻ, mụ chẳng thương gì con chồng, tìm mọi cách để hành hạ hai đứa bé.
Nhìn qua cửa sổ thấy đám trẻ nô đùa vui vẻ dì ghẻ lại càng bực mình. Vốn biết phép thuật của phù thủy mụ dì ghẻ phù phép biến bé trai thành con cá con và bé gái thành cừu non. Cá con buồn rầu, lặng lẽ bơi đi bơi lại trong ao, còn con cừu non buồn rầu cũng không kém, đi đi lại lại trên bãi cỏ nhưng chẳng hề đụng tới một ngọn cỏ nào cả.
Một thời gian dài trôi qua. Một hôm có khách tới chơi, mụ dì ghẻ độc ác nghĩ dịp may đã đến. Mụ gọi ngay đầu bếp lại và bảo:
- Ra ngoài bãi cỏ bắt con cừu vào làm thịt, hôm nay chẳng còn gì đãi khách.
Nghe lời đầu bếp dắt cừu vào bếp, trói bốn chân lại mà chẳng hề thấy cừu cựa quậy. Nhưng vừa mới rút dao ra liếc vào đá cho sắc để chọc tiết cừu thì bác đầu bếp nhìn thấy một con cá bơi đi bơi lại trong rãnh nước cống, thỉnh thoảng lại ngoi lên ngước nhìn bác. Khi thấy bác đầu bếp dẫn cừu đi cá liền lách theo lạch nước vào tận trong nhà.
Đang mải nhìn cá bỗng bác nghe thấy tiếng người nói:
Anh ở trong ao sâu,
Biết đâu em đau khổ
Bác đầu bếp liếc dao,
Chọc cổ em làm thịt.
Cá con đáp:
Em gái anh nơi nao
Biết anh bao phiền muộn.
Nghe thấy cừu nói những lời buồn tủi với cá, bác đầu bếp giật mình sợ hãi, bác nghĩ, có lẽ đây không phải là cừu mà là người bị mụ chủ nhà độc ác phù phép hóa thành cừu. Định thần lại bác nói:
- Cứ yên tâm, ta không làm thịt ngươi đâu.
Bác bắt một con heo làm thịt để đãi khách, còn cừu bác dẫn tới gởi ở nhà một bà nông dân tốt bụng, bác kể cho bà nghe những điều tai nghe mắt thấy. Nghe chuyện bà biết ngay đó là ai, vì trước kia bà là vú nuôi của gia đình hai em bé.
Bà dẫn cừu đến chỗ một bà mụ đỡ đầu. Bà đọc thần chú xong thì cừu và cá hiện nguyên hình thành người. Sau đó bà dẫn hai em tới một căn nhà nhỏ ở giữa một khu rừng lớn. Hai anh em sống ở đó tuy lẻ loi nhưng yên ổn và sung sướng.
Ba nàng công chúa
Xưa kia, có một vị vua, ông cai quản đất nước của mình vô cùng tốt, dân chúng cơm no áo ấm, an cư lạc nghiệp, cuốc sống rất hạnh phúc.
Nhà vua có ba nàng công chúa nhất mực xinh đẹp, ba nàng công chúa ngay từ khi sinh ra đã có một loại sức mạnh thần kỳ, đó là khi họ khóc nước mắt rơi xuống sẽ hóa thành những viên kim cương óng ánh.
Một hôm, nhà vua phát hiện thấy rằng tuổi mình đã cao, sức khỏe đã yếu mà vẫn chưa có người nào để truyền ngôi vị, các nàng công chúa không có ai chăm sóc, vì vậy nhà vua liền chiêu cáo thiên hạ tìm chồng cho các công chúa.
Một tháng sau, trong lâu đài của nhà vua chật ních các hoàng tử, kỵ sĩ và những người giàu có đến từ khắp nơi trên thế giới, tất cả họ đều là những chàng trai kiệt xuất, khôi ngô tuấn tú, diện mạo phi phàm. Họ tràn đầy tự tin tiến vào lâu đài chờ đợi sự lựa chọn từ các nàng công chúa.
Giữa trưa, nhà vua dẫn theo ba nàng công chúa đi vào cung điện, để chào đón sự có mặt của những vị khách từ phương xa tới, nàng công chúa lớn đã hát một bài hát, giọng hát trong vắt của nàng giống như âm thanh của thiên nhiên. Nàng công chúa thứ hai thì nhảy một điệu nhảy, những bước nhảy của nàng uyển chuyển nhẹ nhàng, động tác đẹp mỹ diệu. Còn nàng tiểu công chúa nhỏ tuổi nhất, khẽ nở một nụ cười nhẹ nhàng rồi trốn sau lưng nhà vua mà không ra…
Nhà vua lúng túng khó xử, giải thích với mọi người và mong mọi người bỏ qua cho, tiểu công chúa từ khi sinh ra đã không nói chuyện với ai và rất sợ người lạ.
Để lấy lòng các nàng công chúa, mọi người lần lượt thể hiện tài năng xuất chúng của mình. Có người ở đó vẽ tranh, làm thơ tặng cho nàng công chúa lớn, có người vì công chúa thứ hai mà múa kiếm, thể hiện tài phi ngựa, chỉ có rất ít người dâng bảo vật quý báu tặng cho nàng tiểu công chúa.
Câu chuyện dạy cho ta biết điều quý giá nhất trong cuộc sống là khi người ta biết trân trong lẫn nhau, sự tôn trọng đó xuất phát từ trái tim chân thành.
Hai nàng công chúa lớn đều rất vui vẻ đồng thời cũng dần dần có được lựa chọn của mình, chỉ có tiểu công chúa vẫn im lặng trốn ở đằng sau lưng nhà vua.
Nàng công chúa lớn nhất cuối cùng đã lựa chọn một hoàng tử, vị hoàng tử tài năng xuất chúng này đã hứa hẹn với nàng: “Ta sẽ vì nàng mà chinh phục cả thế giới này, trên mỗi tòa thành chinh phục được, ta sẽ khắc tên của nàng.”
Nàng công chúa thứ hai cuối cùng lựa chọn một chàng trai thông minh, giàu có, người này hứa hẹn với nàng rằng: “Ta sẽ vì nàng mà kiếm thật nhiều tiền để xây dựng một cung điện nguy nga tráng lệ nhất thế giới này, bên trong sẽ bày biện các loại báu vật xinh đẹp.”
Còn nàng tiểu công chúa bình tĩnh nhìn tất cả các chàng trai rồi lặng im lắc đầu.
Vào lúc nhà vua chuẩn bị tuyên bố kết quả, thì từ trong đám đông đi ra một chàng thanh niên chăn dê trẻ tuổi, chàng trai đi thẳng đến trước mặt tiểu công chúa, và thì thầm vào tai nàng một câu. Tiểu công chúa bỗng nhiên nở nụ cười rạng rỡ và không chút do dự khoác tay người chăn dê, vậy là ba nàng công chúa đều đã tìm được cho mình những người ưng ý nhất.
Một thời gian sau, Nhà vua lâm bệnh nguy kịch, liền phái người đến tìm các nàng công chúa.
Ông đã rất kinh ngạc phát hiện, vợ chồng tiểu công chúa ăn mặc sạch sẽ gọn gàng nhưng quần áo đầy những miếng vá. Ông rất hiếu kỳ và hỏi họ vì sao lại sống nghèo khổ đến như vậy?, mặc dù biết rõ rằng, tiểu công chúa chỉ cần nhỏ một giọt nước mắt là sẽ đủ tiền mua cả một cửa hàng quần áo.
Người chăn dê nói: “Thưa đức vua, đó là bởi vì con chưa bao giờ để cho nàng phải khóc”.
Nhà vua lập tức quyết định, đem ngôi vua truyền cho người chăn dê.
Có lẽ mỗi người đều có những lý giải riêng cho hạnh phúc của mình, cho đến bây giờ cũng không có một đáp án duy nhất, nhưng chỉ có người chăn dê mới hiểu được cái gì là đáng trân quý.
Nhà vua liền hỏi tiểu công chúa: “Năm đó người chồng chăn dê đã nói với con câu gì?”
Nàng tiểu công chúa trả lời: “Chàng đã nói thầm vào tai con rằng, dù cho nước mắt của nàng có thể hóa thành kim cương quý giá nhất, ta cũng nguyện cả đời sống trong nghèo khổ chứ nhất định không để nàng phải khóc”.
Câu chuyện mượn hình ảnh của những nàng công chúa để nói về điều quý giá nhất trong cuộc sống, đối với nhiều người hạnh phúc đến từ tiền bạc danh tiếng, tình yêu được xây dựng trên những của cải vật chất, song đối với công chúa út, một người đàn ông không bao giờ để mình rơi nước mắt ngay cả khi những giọt nước mắt đã có thể biến được thành tiền mới là người có thể xứng làm chồng.
Bác đánh cá và gã hung thần
Bác đánh cá và gã hung thần là truyện cổ dân gian Ả Rập. Câu chuyện kể về một gã hung thần gian ác được bác đánh cá vô tình giải thoát nhưng lại vô ơn định giết người đã cứu mình, nên đã bị trừng trị thích đáng. Đó là tấm gương cho những kẻ bất nhân bất nghĩa, phản bội lại người đã có ơn với mình.
Ngày xưa, có một bác đánh cá đã cao tuổi. Một hôm bác ra biển quăng lưới, kiên nhẫn đợi cho lưới sa xuống tuận đáy biển mới kéo lên. Nhưng lần nào bác cũng chỉ cất lên toàn những thứ đáng vứt đi. Ngán ngẩm, bác thả lưới lần cuối cùng trong ngày. Mẻ này, bác với được một chiếc bình to bằng đồng, miệng gắn chì bịt kín. Bác mừng lắm, tự nhủ: “Cái bình này mang ra chợ bán được khối tiền đây!”
Bác lay thử bình, thấy nặng quá. Bác nghĩ: “Ta phải mở ra xem cái gì trong đó đã!”. Bác lấy con dao loay hoay nạy được nắp bình, nghiêng bình lắc mấy cái, đổ ra đất. Từ trong bình tuôn ra một làn khói cao ngất tầng mây và tỏa khắp mặt đất. Bác đánh cá hết sức ngạc nhiên. Khói tỏa ra miệng bình tụ lại, rung rinh biến thành con quỷ, trông thật xấu xí và dữ tợn.
Câu chuyện có tác dụng giáo dục các bé lòng biết ơn đối với những người đã giúp mình và tinh thần cảnh giác, mưu trí đối phó với kẻ gian ác.
- Này tên kia, ta báo cho ngươi biết là ngươi sắp chết!
Bác đánh cá mắng ngay:
- Sao mày lại muốn cho ta chết? ta đã cứu mày ra khỏi bình kia mà?
- Này tên đánh cá kia, hãy nghe chuyện ta đây. Ta vốn là một vị hung thần, vì phạm tội, bị trời phạt hóa thành quỷ, nhốt vào cái bình này rồi vứt xuống biển. Mấy trăm năm dưới biển sau, ta chờ mong ai cứu ta, ta sẽ làm phép cho kẻ ấy được giàu sang, sung sướng. Chờ mãi, không có ai cứu, ta tức giận bèn nguyền: “Từ nay về sau, kẻ nào cứu ta, kẻ ấy sẽ bị ta giết”. Vừa dứt lời nguyền thì ngươi cứu ta. Vậy ngươi phải chết!
Nghe quỷ nói, bác đánh cá nghĩ thầm: “Ta là người, nó là quỷ. Ta có trí khôn. Vậy ta phải lấy trí khôn mới trị nó được”.
Bác bèn bảo quỷ:
- Ngươi nhất định bắt ta chết sao?
- Đúng! Ngươi phải chết!
- Vậy trước khi chết, ta yêu cầu ngươi cho ta biết rõ một điều.
- Cứ hỏi đi.
- To lớn như ngươi, làm sao lọt vào trong cái bình này được?
- Ngươi không tin ta à?
- Ta không thể nào tin được, trừ phi ta thấy tận mắt ngươi chui vào trong bình.
Quỷ bèn rũ mình, biến thành đám khói, bay đến tận trời xanh, khói tụ lại rồi tan dần dần chui hết vào trong bình. Bác đánh cá vội lấy ngay cái nắp bằng chì đậy luôn miệng bình lại. Quỷ vội tìm cách chui ra khỏi bình nhưng không được. Nó hết lời van xin bác đánh cá. Nhưng vô ích. Bác đánh cá lại vứt cái bình xuống biển sâu. Thế là con quỷ trở lại dưới đó vĩnh viễn.
Bài học từ những câu chuyện cổ tích nước ngoài
Những câu truyện cổ tích không chỉ tạo sự thích thú đối với trẻ nhỏ mà còn khơi dậy trí tưởng tượng, sự sáng tạo, cũng là cách để dạy cho ta những bài học giá trị trong cuộc sống về cách sống, cách làm người, cách đối nhân xử thế,…
Những câu chuyện cổ tích dạy cho trẻ bài học giá trị trong cuộc sống về cách sống, cách làm người, cách đối nhân xử thế.
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/truyen-la-nuoc-ngoai-a37548.html