U gan lành tính là một bệnh lý khá phổ biến có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người cao tuổi. Những khối u này thường không có biểu hiện lâm sàng. Chính vì vậy, bệnh rất khó được phát hiện nếu không siêu âm hoặc thực hiện các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán.
Gan là một trong những cơ quan không thể thiếu của cơ thể đóng nhiều vai trò quan trọng như: tiêu hóa, lọc máu, dự trữ glycogen, sản xuất protein,...
Trong một số trường hợp đặc biệt, các tế bào gan phát triển bất thường và hình thành lên các khối u, các khối u này được gọi là u gan. U gan được chia thành 2 loại đó là u gan lành tính và u gan ác tính.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh u gan lành tính, rất may, đây không phải là ung thư.
U gan lành tính thường chỉ cố định tại vị trí phát triển ban đầu và không có khả năng lan rộng hoặc xâm lấn. Phần lớn u gan lành tính phát triển chậm và hiếm khi gây ra các vấn đề sức khỏe.
U gan lành tính bao gồm nhiều loại u với những tên gọi khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm khối u cũng như vị trí xuất hiện.
Một số loại u gan lành tính thường gặp bao gồm:
Nang gan là các túi chứa dịch hoặc chất nhầy có trong gan. Đây được xem là khối u lành tính và không có khả năng phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, nang gan cũng có thể gây nguy hiểm nếu có nhiều nang, kích thước nang quá lớn, nang gan do ký sinh trùng (Echinococcus) hoặc nang gan bắt nguồn từ ung thư di căn từ các bộ phận khác (ung thư đường mật).
Nếu kích thước nang gan quá lớn với đường kính khoảng 8-10 cm, chúng có thể bị chảy máu hoặc nhiễm trùng.
U máu gan là khối u lành tính hay gặp nhất ở gan với nguồn gốc bẩm sinh và xảy ra khi các mạch máu ở trong hoặc trên bề mặt gan bị dị dạng hoặc phình to.
Những khối u máu gan có kích thước đa dạng tùy từng trường hợp cụ thể, có thể chỉ có một khối hoặc cũng có khi là nhiều khối trong gan.
Triệu chứng thường gặp là khó chịu và đầy bụng vùng gan, chán ăn, hoặc nặng hơn là đau bụng dữ dội khi khối u xuất huyết. Khả năng biểu hiện triệu chứng rõ ràng hơn với u kích thước > 4cm
U tuyến tế bào gan là khối u lành tính quan trọng nhất có thể phát hiện được. Khối u xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là ở những người dùng thuốc tránh thai đường uống, cơ chế có thể do tác dụng của estrogen.
Hầu hết các u tuyến đều không có triệu chứng, nhưng những khối u lớn có thể gây ra khó chịu ở bụng trên bên phải. Trong một số ít trường hợp, u tuyến có các biểu hiện như viêm phúc mạc và sốc do vỡ và xuất huyết trong ổ bụng.
Đây cũng là loại u gan lành tính duy nhất có khả năng tiến triển thành ung thư mặc dù khả năng này là rất thấp.
U mô thừa khu trú này có thể có đặc điểm mô học giống xơ gan nốt lớn. Chẩn đoán thường dựa vào MRI hoặc CT cản quang, dấu hiệu điển hình là một tổn thương với sẹo trung tâm. Người bệnh có thể phải làm sinh thiết để xác định chẩn đoán. Điều trị những nốt này ít khi cần thiết bởi chúng gần như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết u gan lành tính thường không rõ ràng. Người bệnh có thể cảm thấy rõ nhất và sờ được nếu khối u nằm gần da và phát triển đã ở mức lớn. Một số triệu chứng cơ bản bạn có thể tham khảo và phải để thật kỹ mới có thể nhận biết. Nếu không sẽ rất dễ nhầm là các triệu chứng thông thường.
U gan lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Đặc biệt, những khối u này rất khó hiện bởi các triệu chứng gần như không biểu hiện ra bên ngoài. Nhiều người thường phát hiện ra những khối u này một cách tình cờ khi siêu âm hoặc làm các bài kiểm tra sức khỏe tổng quát.
U gan lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh bởi những khối u này không ảnh hưởng đến các tế bào khác và cũng không có khả năng di căn. Do đó, về cơ bản, loại u gan này không cần điều trị.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và can thiệp kịp thời khi có biến chứng vỡ nang, xuất huyết trong khối u, hoặc những trường hợp u gây ra do ký sinh trùng…
Trong một số trường hợp, kích thước khối u lớn có thể chèn ép lên các tế bào khác và gây ra một số vấn đề sức khỏe. Người bệnh có thể cần phải phẫu thuật hoặc tiêm thuốc để loại bỏ u này.
U gan lành tính tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Cách tốt nhất để sống chung với bệnh an toàn đó là xây dựng một thói quen sống lành mạnh, rèn luyện thể thao thường xuyên và thăm khám định kỳ để sức khỏe được theo dõi tốt nhất.
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/trieu-chung-u-gan-lanh-tinh-a36585.html