Ngày Sát chủ là gì? Ngày nào là ngày Sát chủ trong năm 2023? Làm sao để hoá giải được ngày này? Có lẽ không ít lần bạn nghe thấy ai đó nhắc về việc “ngày Sát chủ”. Vậy thực chất ngày này ra sao mà mọi người lại cần đề phòng như vậy? Hãy cùng đọc hết bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán để có câu trả lời nhé!
1. Ngày Sát chủ là gì?
Theo Hán Việt, “Sát” nghĩa là Sát phạt, làm tổn hại, gây thương tích, ảnh hưởng xấu. “Chủ” nghĩa là người - chủ thể của hành động, chẳng hạn như gia chủ, chủ nhân, ông chủ, chủ doanh nghiệp.
Ngày Sát chủ được xem là ngày xấu trong Tử vi. Mang đến những xui xẻo, điềm gở, gây hại cho người sử dụng ngày này. Vậy nên vào ngày này, người xưa thường hạn chế tiến hành việc lớn như: cưới hỏi, xây nhà, động thổ, khai trương,… Bởi không chỉ việc đại sự không thành, mà còn gây hoạ cho người tổ chức hay người thân của họ, thậm chí là hoạ Sát thân.
2. Ngày Sát chủ dương là gì?
Ngày Sát chủ dương là ngày mà không nên làm những việc trọng đại đối với người đang sống. Những việc như: cưới hỏi, động thổ, xây nhà, mua nhà, nhậm chức, khai trương, ký kết hợp đồng,…
2.1. Ý nghĩa của ngày Sát chủ dương
Cho dù vô tình hay cố ý thực hiện những việc lớn vào ngày này thì gia chủ có thể gặp những chuyện phiền toái, đen đủi. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến công việc mà gia đình cũng gặp nhiều rủi ro như: mâu thuẫn, bất hoà, tiêu tốn tiền của, gặp những vấn đề về cả sức khoẻ và tình cảm.
Ví dụ: Động thổ vào ngày Sát chủ dương thì trong quá trình xây dựng sẽ gặp nhiều xui xẻo, thời tiết không được thuận lợi, sau này các thành viên trong sống tại ngôi nhà cũng có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe,…
Xem thêm về: Ngày Bách Kỵ là gì?
2.2. Cách tính ngày Sát chủ dương
Trong dân gian có bài thơ để tính ngày Sát chủ dương:
Một chuột đào lỗ đi hoang
Hai Ba Bảy Chín trâu toan kéo cày
Tháng Tư thì chó sủa ngày
Bước qua Mười Một, cội ngay dê nằm
Sáu, Mười, Mười Hai, Tám, Năm
Rồng nằm biển bắc, tối tăm ba đào
Làm thầy phải nhớ cùng nhau
Truyền ngày Sát chủ về sau đời đời.
Ngày Sát chủ dương được tính như sau:
- Ngày Tý tháng Giêng âm lịch.
- Ngày Sửu, tháng hai, tháng ba, tháng bảy và tháng chín âm lịch.
- Ngày Tuất tháng tư.
- Ngày Thìn, tháng năm, tháng sáu, tháng tám, tháng mười, tháng Chạp âm lịch.
- Tháng 11 âm lịch, ngày Mùi.
3. Ngày Sát chủ âm là gì?
Ngày Sát chủ âm là ngày kiêng kỵ không nên làm những việc liên quan đến phần âm, tâm linh, tín ngưỡng như nhập quan, đưa tang, an táng, đào huyệt, cải táng, đặt bàn thờ, cúng tổ tiên, tâm linh,…
3.1. Ý nghĩa của ngày Sát chủ âm
Việc bất chấp thực hiện những công việc liên quan đến góc độ âm giới, tâm linh như trên vào ngày này thường phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Thậm chí, có thể dẫn đến đại hoạ liên tiếp cho gia đình.
Vì vậy, khi cần thực hiện những việc này bạn nên xem ngày tốt xấu thật kỹ lưỡng để hạn chế những rủi ro, bất trắc,…
3.2. Cách tính ngày Sát chủ âm
Trong dân gian có bài thơ để tính ngày Sát chủ âm
Giêng rắn, hai chuột, ba dê nằm
Bốn mèo, sáu chó, khỉ tháng năm
Bảy heo, chín ngựa, tám Sửu
Một (11) cọp, mười gà, Chạp rồng xân
Ngày ngày Sát chủ âm được xác định là những ngày sau:
- Ngày Tỵ tháng Giêng âm lịch.
- Ngày Tý tháng hai âm lịch.
- Ngày Mùi tháng ba.
- Ngày Mão tháng tư âm lịch.
- Ngày Thân tháng năm âm lịch.
- Ngày Tuất tháng sáu âm lịch.
- Ngày Hợi tháng bảy âm lịch.
- Ngày Sửu tháng tám âm lịch.
- Ngày Ngọ tháng chín âm lịch.
- Ngày Dậu tháng mười âm lịch.
- Ngày Dần tháng mười một âm lịch.
- Ngày Thìn, tháng Chạp âm lịch.
Xem thêm bài viết: Ngày Kim Thần Thất Sát
4. Cách tính ngày Sát chủ năm 2023
Dưới đây là những cách tính ngày Sát chủ trong năm 2023:
4.1. Tính ngày Sát chủ theo tháng và ngày
Dưới đây là danh sách ngày Sát chủ trong năm 2023:
NGÀY Sát chủ NĂM 2023Tháng Chi ngàyNgày dương lịch 1Tỵ 4, 16, 28 2Tý 4, 16, 28 3 Mùi 7, 19, 31 4 Mão 8, 20 5 Thân 7, 19, 31 6 Tuất 2, 14, 26 7 Sửu 11, 23 8 Hợi 2, 14, 26 9 Ngọ 2, 14, 26 10 Dậu 11, 23 11 Dần 9, 21 12 Thìn 5, 17, 29
4.2. Tính ngày Sát chủ theo mùa
- Mùa Xuân: Ngày phạm Sát chủ là ngày Ngọ, rơi vào những ngày: 31/3, 7/5, 19/5, 31/5, 2/6 và 14/6.
- Mùa Hè: Ngày phạm Sát chủ là ngày Tỵ, rơi vào các ngày: 26/6, 11/7, 23/7, 2/8, 14/8, 26/8, 2/9 và 14/9.
- Mùa Thu: Ngày phạm Sát chủ là ngày Dậu, rơi vào những ngày: 26/9, 11/10, 23/10, 9/11, 21/11, 5/12 và 17/12.
- Mùa Đông: Ngày phạm sát là ngày Mão, chủ rơi vào các ngày: 4/1, 16/1, 28/1, 4/2, 16/2, 28/2, 7/3, 19/3 và 29/12.
4.3. Tính ngày Sát chủ theo giờ
- Sát chủ tại giờ Dần: Tháng 1 và tháng 7 âm lịch.
- Sát chủ tại giờ Tỵ: Tháng 2 và tháng 8 âm lịch.
- Sát chủ tại giờ Thân: Tháng 3 và tháng 9 âm lịch.
- Sát chủ tại giờ Thìn: Tháng 4 và tháng 10 âm lịch.
- Sát chủ tại giờ Dậu: Tháng 5 và tháng 11 âm lịch.
- Sát chủ tại giờ Mão: Tháng 6 và tháng 12 âm lịch.
5. Cách hóa giải ngày Sát chủ
Dưới đây là một số cách để hoá giải nếu bạn không thể trì hoãn vào một ngày đẹp khác.
5.1. Dùng cơ chế Chế Sát
Có thể chế sát sự nguy hiểm của ngày này bằng cách tiến hành việc trọng đại vào giờ đại kỵ với ngày đó. Cụ thể:
- Chọn giờ Kim để thực hiện việc trọng đại nếu ngày phạm Sát chủ là ngày Mộc.
- Chọn giờ Thuỷ để bắt đầu đại sự nếu ngày phạm Sát chủ là ngày Hỏa.
- Chọn giờ Mộc để tiến hành tổ chức việc quan trọng nếu ngày phạm Sát chủ là ngày Thổ.
- Chọn giờ Hỏa để bắt đầu việc trọng đại nếu ngày phạm Sát chủ là ngày Kim.
- Nên tổ chức vào giờ Thổ nếu ngày phạm Sát chủ là ngày Thuỷ.
Xem thêm về: Ngày không vong là ngày gì?
5.2. Dùng cơ chế Hoá Sinh
Sử dụng ngũ hành tương sinh để hoá giải sát khí của ngày Sát chủ. Nghĩa là chọn những giờ đại hợp với ngày phạm Sát chủ để thực hiện đại sự.
- Chọn giờ Thổ vào ngày Kim để thực hiện việc trọng đại.
- Chọn giờ Kim vào ngày Thuỷ để bắt đầu đại sự.
- Chọn giờ Thuỷ vào ngày Mộc để tiến hành tổ chức việc quan trọng.
- Chọn giờ Mộc và ngày Hỏa để bắt đầu việc trọng đại.
- Nên tổ chức vào giờ Hỏa ngày Thổ.
5.3. Dùng cơ chế Tị Hoà
Dùng cơ chế Tị Hoà nghĩa là sử dụng quan hệ bình hòa hay còn gọi là tương hoà để hoá giải sự nguy hiểm của ngày này. Cụ thể:
- Chọn giờ Dương Mộc để tiến hành nếu ngày phạm Sát chủ là ngày Âm Mộc.
- Chọn giờ Dương Thuỷ để tổ chức nếu ngày phạm Sát chủ là ngày Âm Thuỷ.
- Chọn giờ Dương Thổ để bắt đầu nếu ngày phạm Sát chủ là ngày Âm Thổ.
- Chọn giờ Dương Hoả để tiến hành nếu ngày phạm Sát chủ là ngày Âm Hoả.
- Chọn giờ Dương Kim để tổ chức nếu ngày phạm Sát chủ là ngày Âm Kim.
5.4. Mượn tuổi hóa giải ngày Sát chủ
Để hoá giải sát khí của ngày Sát chủ, chúng ta có thể mượn tuổi của người hợp đứng ra chủ trì. Tuy nhiên, người được mượn tuổi thay gia chủ phải là người có tuổi nằm trong Tam hợp với gia chủ. Cụ thể:
- Tỵ - Dậu - Sửu, thì chọn một trong hai tuổi còn lại.
- Thân - Tý - Thìn, có thể chọn một trong hai tuổi còn lại.
- Dần - Ngọ - Tuất, chọn một trong hai tuổi còn lại.
- Tương tự, Hợi - Mão - Mũi, cũng chọn một trong hai tuổi còn lại.
6. Hướng dẫn xem ngày Tốt - Xấu trên miễn phí
Để biết được ngày tốt và tránh ngày xấu trong những việc trọng đại, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Truy cập trên Thăng Long Đạo Quán
- Bước 2: Chọn mục Xem ngày và chọn XEM NGÀY TỐT XẤU
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin về ngày cần xem và bấm Xem Ngay
Sau đó hệ thống sẽ gửi kết quả tương ứng.
7. Lời kết
Mong rằng những thông chia sẻ trên của Thăng Long Đạo Quán đã giúp quý bạn đọc hiểu thêm về ngày Sát chủ và làm sao để hoá giải được ngày này.
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng về điện thoại của mình để cập nhật tin tức về Tướng số, Tử vi, Phong thuỷ,… mỗi ngày.