Các mũi tiêm 6 trong 1 chính là biện pháp hiệu quả giúp các bậc cha mẹ phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Đồng thời, sử dụng vắc xin này còn giúp giảm thiểu đáng kể số lần tiêm chủng. Tuy nhiên, để vắc xin phát huy được tốt đa tác dụng, cha mẹ đừng quên tìm hiểu thông tin về thời điểm các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu là hợp lý nhé!
Vắc xin 6 trong 1 là gì?
Vắc xin 6 trong 1 được biết đến là loại vắc xin đặc biệt có khả năng phòng ngừa hiệu quả 6 căn bệnh nguy hiểm. Khi sử dụng loại vắc xin này, trẻ chỉ cần tiêm chủng 1 mũi tiêm để ngừa 6 bệnh.
Hiện nay, có 2 loại vắc xin 6 trong 1 đã được Bộ Y tế cấp phép và chứng nhận là an toàn với sức khỏe của trẻ nhỏ. Đó là:
- Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa được sản xuất bởi GlaxoSmithKline (GSK) của Bỉ. Đến nay, vắc xin này đã được cấp phép lưu hành trên 70 quốc gia.
- Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim của Pháp do Sanofi Pasteur sản xuất. Mỗi năm, có đến 50 triệu liều được sử dụng cho trẻ em tại 113 quốc gia trên toàn thế giới.
Những bệnh được phòng ngừa bằng vắc xin 6 trong 1
Trước khi tìm hiểu các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu, cha mẹ cần nắm được những loại bệnh mà vắc xin 6 trong 1 có thể phòng ngừa. Bao gồm:
- Bệnh bạch hầu: Căn bệnh này do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nó có thể dẫn tới viêm cơ tim và suy thận ở trẻ nhỏ.
- Bệnh ho gà: Ho gà rất dễ lây qua đường hô hấp, khiến cho trẻ bị ho dai dẳng kéo dài, thở rít và cơ thể tím tái. Bệnh tiến triển gây ra các cơn ho nặng, đi kèm với mệt mỏi và suy hô hấp. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
- Uốn ván: Căn bệnh này bắt nguồn từ vi khuẩn Clostridium tetani với các dấu hiệu đặc trưng là căng cứng và đau nhức cơ vùng mặt, gáy, thân.
- Bại liệt: Virus Polio gây bệnh bại liệt có thể lây nhiễm thông qua đường miệng. Nhiễm virus bại liệt không chỉ khó điều trị mà còn kéo theo rất nhiều nguy cơ như: Liệt tủy sống, mất khả năng vận động, bệnh tay chân, suy hô hấp, liệt hành tủy, thậm chí là tử vong.
- Viêm gan B: Viêm gan B do virus HBV gây ra. Trẻ mắc virus HBV thường cảm thấy mệt mỏi, đau tức vùng gan, buồn nôn và chán ăn.
- Các bệnh xâm lấn do vi khuẩn HiB gây ra: Hai lý phổ biến là viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib để lại rất nhiều di chứng về thần kinh. Bệnh làm cho trẻ nhỏ bị hạn chế vận động, mất khả năng học tập, điếc và suy giảm trí tuệ.
Các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu?
Để trả lời cho câu hỏi: “Các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu?”, các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng: Việc tiêm chủng vắc xin 6 trong 1 cần được tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ của bác sĩ. Thời gian cụ thể cho từng mũi tiêm như sau:
- 3 mũi tiêm cơ bản nên được thực hiện khi trẻ đạt 2, 3 và 4 tháng tuổi;
- Tiêm nhắc lại vắc xin 6 trong 1 ở mũi thứ 4 cách 12 tháng sau khi tiêm mũi thứ 3 (trong khoảng thời gian từ 16 - 18 tháng tuổi).
Tốt nhất, phác đồ tiêm phòng 6 trong 1 cho trẻ nhỏ nên được hoàn thành trước 24 tháng tuổi. Các mũi tiêm 1, 2, 3 nên cách nhau ít nhất 1 tháng để đảm bảo sức đề kháng cho trẻ nhỏ, cũng như giúp các mũi tiêm đạt được hiệu quả tối ưu nhé!
Các tác dụng phụ của vắc xin 6 trong 1
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà vắc xin 6 trong 1 đem lại, cha mẹ cũng cần lưu ý những tác dụng phụ thường gặp sau:
- Vị trí tiêm bị sưng đau, đỏ tấy và ngứa ngáy.
- Trẻ bị sốt từ 38 độ C trở lên và cảm thấy khó chịu.
- Trẻ có xu hướng giảm cảm giác thèm ăn hoặc bị nôn ói.
- Trẻ khó chịu và quấy khóc nhiều hơn bình thường.
Trong một số trường hợp, trẻ có thể xuất hiện cácdấu hiệu bất thường như:
- Trẻ sốt cao, co giật đi kèm với nổi ban đỏ.
- Cổ họng và lưỡi bị sưng gây khó thở, thở khò khè.
- Tình trạng sưng lan tỏa quanh vị trí tiêm, lan rộng ra các khớp liền kề
Nếu phát hiện các triệu chứng này, bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ và đưa trẻ đi cấp cứu tại các cơ sở y tế để tránh những biến chứng khôn lường xảy ra.
Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 như thế nào?
Để đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý mà những người lần đầu làm cha mẹ không thể bỏ qua!
- Cho trẻ ở cơ sở tiêm phòng 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình trạng của trẻ sau tiêm. Khi cơ thể của trẻ không xuất hiện các dấu hiệu bất thường nào, mẹ có thể yên tâm đưa trẻ về nhà.
- Theo dõi trẻ liên tục 24 giờ ngay cả khi đi ngủ. Các triệu chứng bất thường sau khi tiêm thường được biểu hiện qua nhịp thở gấp, ngắt quãng, không đều; da nổi ban, ửng đỏ; nhiệt độ cơ thể giảm hoặc tăng đột ngột; trẻ chán ăn và khó ngủ;...
- Nếu trẻ bị sốt nhẹ hoặc quấy khóc do đau nhức, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp.
- Hạn chế chạm vào vùng tiêm của trẻ khiến cho bị đau nhức.
- Không cho trẻ mặc quần áo quá chật, chèn ép vào chỗ tiêm.
Hiện tại, vắc xin 6 trong 1 đã có mặt tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để nhận được tư vấn và mức giá ưu đãi nhé!
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu. Hãy cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là vắc xin 6 trong 1 khi trẻ đủ tuổi tiêm phòng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cha mẹ nhé!
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trung tâm uy tín, chất lượng cao trong lĩnh vực tiêm chủng, cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu. Tại Long Châu, bạn có thể tiêm chủng vắc xin với sự an tâm về chất lượng dịch vụ, thuốc chính hãng cùng đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ khách hàng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết mang lại dịch vụ tiêm chủng an toàn, hiệu quả và chất lượng cho mọi khách hàng.