Ở truyện tranh, câu chuyện rất đơn giản, rõ ràng, chỉ là người ở thế giới hiện đại xuyên không về thời cổ đại, sau đó bắt đầu làm những hành động kỳ quái liên tục xảy ra những tình huống nguy hiểm. Cuối cùng còn có mối tình đẹp với nam chính. Đây chẳng qua cũng chỉ là thể loại văn học “rẻ tiền” lan tràn trên mạng mà thôi. Thực chất, bộ truyện tranh này không hề có giá trị chuyển thể thành phim. Nhưng không biết tại sao với nội dung nhạt nhẽo này lại được chuyển thể thành phim.
Tác phẩm phim truyền hình hiện nay đã nói “không” với nội dung xuyên không. Thế nên, trong phim “Lung linh lang tâm” đã tạo ra một thể loại huyền huyễn, nữ chính cũng không phải là thân phận xuyên không từ hiện đại về cổ đại nữa, là một “Quận chúa cấp thấp” mà thôi. Vấn đề lớn nhất của biên kịch trong phim này là đã thiếu một tuyến cốt truyện chính rõ ràng và hợp lý. Sau khi xem xong 6 tập đầu, khán giả vẫn không biết rằng bộ phim này ngoài yêu đương ra thì còn muốn làm cái gì. Đây chính là sự thất bại lớn nhất.
Đương nhiên, độ hợp lý và logic của bản truyện tranh cũng không cao. Sau khi được chuyển thể thành phim, “Linh lung lang tâm” vẫn không biết bản thân đang muốn kể về câu chuyện gì, làm thế nào để thu hút sự chú ý của người xem, để người xem bị cuốn vào nội dung tình tiết của phim. Thiếu mất ý thức về tuyến chính của câu chuyện đã được rất nhiều bộ phim truyền hình khắc phục, “Linh lung lang tâm” vẫn không giải quyết được vấn đề cốt yếu này.
Tại sao các bộ phim truyền hình cần nhanh chóng tìm ra một nội dung tuyến cốt truyện chính? Bởi vì đây chính là mạch xuyên suốt dựng lên cả bộ phim, giống như cơ thể con người cần phải có xương sống để làm giá đỡ vậy. Bộ phim này mãi mà vẫn không có tuyến nội dung chính, khiến bộ phim bị mềm nhũn như loài động vật không có xương sống vậy. Về thủ pháp sáng tạo thì bộ phim này cũng đã phạm phải đại kị. Trước kia, rất nhiều tiểu thuyết mạng và truyện tranh nhạt nhẽo đã viết cả n lần mà vẫn không biết mình muốn kể về cái gì, “Linh lung lang tâm” này cũng đã “kế thừa” điều ấy.
Phần mở đầu của phim phải tạo ra được một tuyến nội dung chính có hiệu quả mới có thể tạo ra được sự mong đợi tình tiết câu chuyện cho khán giả khiến các nhân vật xoay quanh tuyến nội dung chính ấy, hành động của các nhân vật được thể hiện một cách sinh động. Hơn nữa những hành động này còn mâu thuẫn lẫn nhau, hình thành điểm nhấn, khiến khán giả khi xem phim có thể nhìn thấy sự thông minh, cơ trí trong động cơ hành động của nhân vật. Nếu không có tuyến nội dung chính, nhân vật sẽ chỉ giống như rắn không đầu, mò mẫm, va đập lung tung mà thôi. Phần mở màn trong 6 tập đầu của “Linh lung lang tâm” chính là như thế.
Còn về thể loại phim không đạt chuẩn, kỹ năng diễn xuất của diễn viên kém, khán giả xem phim chẳng biết các nhân vật đang muốn làm gì, không thấy được manh mối động cơ trong hành động của nhân vật, không biết hướng phát triển của bộ phim sẽ như thế nào, cả bộ phim hoàn toàn hỗn loạn. Mọi chi tiết đều không được móc nối với nhau.
Vấn đề nghiêm trọng nữa là nữ chính mà Khang Ninh thể hiện. Nhân vật này muốn thể hiện 2 kiểu tính cách, thế nhưng khán giả lại không biết tại sao cô lại phải có 2 tính cách. Dưới trạng thái tính cách nhân vật hỗn tạp như vậy rất dễ khiến khán giả hiểu lầm về nhân vật. Trong tình trạng thiếu mất sự đồng cảm về nhân vật chỉ cần nữ chính có một chút gì đó khổ sở thì sẽ khiến khán giả thấy chán ghét, thậm chí từ bỏ không muốn xem phim. Trong diễn xuất của Khang Ninh đã thể hiện ra sự khổ sở, đáng thương này, khán giả xem cũng thấy ghét.
Còn về mặt nam chính Cốc Gia Thành, tuy có ngoại hình của hot boy, nhưng về phong cách diễn xuất vẫn thuộc thể loại “hot boy mặt đơ”. Cũng may là trong phim, biên kịch đã đưa nam chính vào trạng thái tấu hài, diễn với phương thức hài kịch, tạo ra một số điểm nhấn cho bộ phim. Đương nhiên, đối với những khán giả có sự cố chấp với nguyên tác truyện tranh thì sẽ thấy Cốc Gia Thành đã thể hiện nhân vật nam chính quá nhạt, đơn điệu. Nhưng đây không phải là vấn đề do diễn viên, mà là do sự tính toán không thấu đáo của biên kịch ngay từ đầu.