Kế toán là một bộ phận vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào và nó cũng đang dần trở thành một ngành hot trong mắt nhiều bạn sinh viên.
Vậy ngành kế toán là gì? Học ngành kế toán ra trường làm gì? Mức lương thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Kế Toán Lê Ánh nhé!
I. Kế Toán Là Gì? Ngành Kế Toán Là Gì?
1. Kế toán là gì?
Kế toán trong tiếng Anh là Accounting, hiểu đơn giản là người đảm nhận công việc ghi chép, thu nhận, xử lý, cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến tài chính để phản ánh tình hình hoạt động của tố chức, công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tư nhân, cơ quan Nhà nước,...
2. Ngành kế toán là gì?
Kế toán là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng trong công ty, doanh nghiệp ở lĩnh vực quản lý kinh tế, từ phạm vi quản lý từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đến phạm vi lớn hơn, bao quát hơn như toàn bộ nền kinh tế.
3. Vai trò của ngành kế toán trong Xã hội
- Thứ nhất, đối với Nhà nước kế toán giúp kiểm kê, kiểm soát chặt chẽ nguồn ngân sách nhà nước và tài sản của quốc gia ở mọi thời điểm và sự vận động tài sản đó.
Kế toán giúp phản ánh, kiểm tra, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước trên phạm vi cả nước, hoặc từng địa phương nhỏ lẻ, toàn bộ hoạt động của ngân quỹ nhà nước, ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ của nhà nước và tài sản nhà nước cùng với các hợp đồng kinh tế - tài chính của từng đơn vị sử dụng ngân quỹ của nhà nước.
- Thứ hai, đối với các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp. Kế toán giúp phản ánh, kiểm soát và thỏa mãn những đòi hỏi của đối tượng sử dụng thông tin kế toán trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp.
Kế toán cung cấp các thông tin có ích về hoạt động để các đối tượng cần thông tin kế toán có thể dựa vào đó để đưa ra quyết định kinh tế. Những thông tin mà kế toán đưa ra cho phép các doanh nhân, nhà quản lý, nhà đầu tư,... đưa ra quyết định hợp lý phù hợp với định hướng đầu tư và hoạt động kinh doanh
II. Có Nên Học Ngành Kế Toán Không?
Những con số thống kê về ngành kế toán cho thấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán thất nghiệp rất cao, phải làm trái ngành mới có công việc. Và bạn vẫn băn khoăn có nên học ngành kế toán hay không?
1. Những Lý Do Nên Học Ngành Kế Toán
- Cơ hội việc làm rộng mở: Như đã nói ở trên, bộ phận kế toán là một bộ phận không thể thiếu ở bất kỳ các đơn vị tổ chức nào. Vì thế thị trường việc làm của ngành này vô cùng lớn. Hàng năm nước ta có đến hàng nghìn doanh nghiệp mới được thành lập, chia trung bình mỗi doanh nghiệp cần khoảng 2 đến 6 kế toán viên.
Từ đó cho thấy, cơ hội việc làm của ngành Kế toán là vô cùng lớn và phong phú. Sinh viên học ngành kế toán có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ:
- Chuyên viên kiểm toán, phụ trách kế toán, thuế, giao dịch ngân hàng, thủ quỹ, tư vấn tài chính, kiểm soát viên
- Nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên quản lý dự án, nhân viên môi giới chứng khoán
- Trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính, kế toán trưởng.
- Giảng viên, thanh tra kinh tế, nghiên cứu,...
- Mức thu nhập ổn định: Mức lương của kế toán viên thông thường có mức lương khá ổn, hầu như tương đương với mức lương của ngân hàng, luật pháp, quản trị kinh doanh.
- Sự ổn định: Kế toán có sự ổn định trong sự nghiệp hơn so với các ngành khác
- Đa dạng sự lựa chọn về nghề nghiệp: Ngành kế toán có đa dạng các vị trí cho sinh viên, ví dụ như nhân viên đại lý thuế chuyên cung cấp dịch vụ kế toán, làm tại phòng kế toán của doanh nghiệp,...
- Có sự linh hoạt cao
2. Con trai có nên học ngành kế toán không?
Bạn có biết những kế toán hàng đầu và những giám đốc tài chính của những công ty tầm cỡ đa phần đều là nam giới?
a. Con trai có phù hợp với nghề kế toán không?
Công việc kế toán về cơ bản, được đánh giá là không khó, và là một ngành mà ai cũng có thể học được. Tuy nhiên, để có thể làm tốt công việc kế toán, trở thành một kế toán giỏi và tiến xa hơn trong sự nghiệp kế toán của mình thì đòi hỏi bạn phải có sự đam mê, yêu thích với nghề.
Vì thế, bất kể bạn là nam hay nữ thì điều quan trọng nhất khi quyết định học kế toán là bạn có yêu thích nghề này hay không.
Đối với bất kỳ ngành nghề nào, không có nghề nào chỉ dành cho nam giới hoặc chỉ dành cho nữ giới. Ví dụ như công việc nấu ăn, có thể thấy rằng công việc nấu nướng trong gia đình thông thường là công việc của nữ giới, tuy nhiên, những đầu bếp nổi tiếng thế giới, những nhà ẩm thực tài ba nhất lại thường là nam giới, và đây những người có đam mê rất lớn đối với nghề.
Nghề kế toán cũng giống như vậy, bạn phải có đam mê và yêu thích với nghề, đừng tìm cách để chỉ có một 'công ăn việc làm', hãy tìm thấy đam mê và dốc sức cho đam mê của mình để 'phát triển một sự nghiệp' dựa trên nền tảng tình yêu và sự đam mê điều mình chọn.
b. Con trai có lợi thế trong ngành kế toán không?
Đối với ngành kế toán nói chung, nữ giới thường được xem là có ưu thế hơn nam giới bởi đặc tính của nghề này yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận khi làm việc với hóa đơn, chứng từ và sổ sách. Điều này có thực sự đúng? Nam giới liệu có lợi thế hay ưu thế gì hơn so với nữ giới trong ngành kế toán?
So với nữ giới, nam giới có khá nhiều lợi thế khi làm công việc kế toán trong doanh nghiệp. Nam giới thường nhanh nhạy hơn, thường được xem là ít ràng buộc về gia đình hơn nữ giới, do vậy có thể dành nhiều thời gian hơn dành cho trong công việc đồng thời trong quá trình làm việc cũng tập trung hơn. Với công việc yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ cao như công việc kế toán, điều này là rất quan trọng.
Do vậy, trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, xét trong lĩnh vực kế toán nói riêng, nhà tuyển dụng thường dành sự ưu tiên nhiều hơn cho nam giới. Đặc biệt, đối với một số công việc khá đặc thù như kế toán xây dựng, kế toán viên là nam giới sẽ có nhiều lợi thế hơn nữ giới.
3. Lời khuyên khi chọn ngành kế toán
Việc bạn lựa chọn một ngành nghề để theo đuổi sẽ không đơn thuần là một công việc mưu sinh, để ổn định trong tương lai. Điều quan trọng là bạn phải lựa chọn được công việc mà mình yêu thích, đam mê và cố gắng theo đuổi tới cùng.
Vì thế, thay vì đi tìm các số liệu thống kê xem ngành kế toán có còn HOT không? Cơ hội có được một công việc kế toán với thu nhập ổn định của mình có cao không? Thì bạn nên tìm câu trả lời của bản thân xem mình có thực sự yêu thích ngành kế toán và công việc kế toán hay không?
a. Tại sao bạn lựa chọn nghề kế toán mà không phải những nghề khác?
Với câu hỏi này, nếu như câu trả lời của bạn là vì định hướng gia đình muốn bạn học kế toán hay vì ngành nghề kế toán hiện nay vẫn đang hot và dễ xin việc thì Kế Toán Lê Ánh thực sự khuyên bạn nên suy nghĩ lại.
Một ngày, bạn sẽ làm việc 8 tiếng, điều đó có nghĩa là bạn dành một phần ba thời gian trong cuộc sống của mình để gắn bó với công việc. Nếu như bạn không yêu công việc của mình, bạn sẽ cảm thấy công việc hết sức nhàm chán, mệt mỏi và vô nghĩa.
b. Bạn có biết công việc của một kế toán viên cụ thể là gì?
Bạn nói rằng bạn thích công việc kế toán, nhưng khi hỏi bạn công việc kế toán là làm gì thì bạn không thể trả lời được? Công việc kế toán vốn được biết đến là một công việc văn phòng nhàm chán nhưng khá nhàn nhã, liệu có đúng không?
Kế toán là một công việc gắn liền với sổ sách, chứng từ phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Toàn bộ đều là những "con số" mang tính pháp lý, liên quan đến pháp luật.
Vì vậy kế toán viên phải là người cẩn thận trong việc giữ gìn sổ sách, chứng từ cũng như tỉ mỉ trong từng phép tính với những con số của doanh nghiệp.
Đối với công việc kế toán, kiến thức bạn học qua trường lớp thôi thì chưa đủ, bạn phải liên tục CẬP NHẬT thêm những Thông tư, Nghị định mới ra điều chỉnh các quy định về thuế và kế toán.
Ngoài ra, bạn cần không ngừng học hỏi những người đi trước để tích luỹ thêm KINH NGHIỆM cho bản thân. Thêm vào đó, bạn cần chủ động sáng tạo, có kiến thức tổng hợp để có thể tham mưu cho những người lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn.
⇒ Nếu như bạn không có đam mê, yêu thích với công việc này, liệu rằng bạn có thể dành thời gian ngoài giờ tìm hiểu thêm về nó, để tìm tòi và học hỏi thêm về nó?
c. Bạn có yêu thích công việc kế toán không?
Đây là câu hỏi quan trọng nhất mà bạn phải tự tìm câu trả lời để đưa ra quyết định có nên học kế toán không. Kế toán thực sự không khó, nhưng để làm được kế toán, bạn cần có sự đam mê và yêu nghề thực sự.
- Nếu câu trả lời của bạn là Có, thì cho dù có khó khăn như thế nào, bạn cũng sẽ làm được, bất kể là bạn xuất phát từ đâu. Làm công việc mình yêu thích và đam mê sẽ thực sự làm bạn hạnh phúc và bạn sẵn sàng cống hiến hết sức mình vì nó.
- Nếu bạn chưa thực sự tự tin với nghề vì kiến thức và kỹ năng của mình, bạn có nên trau dồi thêm kiến thức của mình, đừng để hai chữ "kinh nghiệm" cản đường bạn đến với nghề kế toán.
III. Ngành Kế Toán Thì Khối Nào? Lấy Bao Nhiêu Điểm?
- Ngành kế toán thường xét tuyển khối A00 (toán, lý, hóa), A01 (toán, lý, anh) và D01 (toán, văn, anh)
Xem thêm: Điểm chuẩn ngành kế toán các trường Đại học mới nhất
IV. Các Trường Đào Tạo Ngành Kế Toán
1. Ngành kế toán nên học trường nào ở Hà Nội
- Trường Đại học Ngoại Thương
- Trường Đại học Thương Mại
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Học viện Tài chính
- Trường Đại học Bách khoa
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Lao động - Xã hội
- Trường Đại học Thăng Long
2. Ngành kế toán nên học trường nào ở TP.HCM
- Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Trường Đại học Tài chính Marketing
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Mở
3. Học kế toán thực hành ở đâu tốt
- Kế toán Lê Ánh là một trong số rất ít các trung tâm đào tạo thực hành đã được CẤP PHÉP, là điểm sáng trên thị trường về đào tạo khóa học kế toán trong nhiều năm qua. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển gần 10 năm, Kế toán Lê Ánh đã đào tạo và cung ứng cho thị trường việc làm hơn 10000 nhân sự.
Với sự đào tạo tận tình từ đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng giỏi, có kinh nghiệm dày dặn ở các xí nghiệp, công ty, học viên của kế toán Lê Ánh sau khi tốt nghiệp khóa học luôn được đánh giá rất cao.
Tham khảo chi tiết: Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành - Học THỰC CHIẾN cùng giảng viên kế toán trưởng trên 15 năm kinh nghiệm
V. Review Các Chuyên Ngành Kế Toán
Về cơ bản thì hiện nay, ngành kế toán được chia làm ba chuyên ngành chính:
- Kế toán ngân hàng
- Kế toán tài chính
- Kế toán kiểm toán.
Khi chọn học ngành kế toán, sinh viên sẽ được đào tạo từ những kiến thức chuyên ngành cơ bản như kế toán quản trị, kế toán chi phí, nguyên lý kế toán, kiểm toán,... đến các kiến thức chuyên sâu như kế toán công ty chứng khoán, kế toán ngân hàng, kế toán tài chính, thuế, phân tích báo cáo tài chính, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,...
1. Ngành kế toán học những môn gì?
Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn thí sinh hay các phụ huynh đang tìm hiểu về ngành kế toán quan tâm. Sinh viên ngành kế toán sẽ được học những kiến thức cơ bản của kế toán về: Hệ thống pháp lý của kế toán kiểm toán, được tiếp cận với các hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam và Quốc tế; học về nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên cần phải có.
Thực hành qua các nghiệp vụ để có rèn luyện các kỹ năng: Thu thập, xử lý, kiểm tra, cung cấp và báo cáo về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Một số môn học của ngành kế toán sinh viên cần phải học để nắm được những kiến thức cơ bản
a. Nguyên lý kế toán
Để trả lời cho câu hỏi "Ngành kế toán học những môn gì" thì Nguyên lý kế toán là môn học cơ bản đầu tiên trong chương trình học của chuyên ngành kế toán mà bất kỳ sinh viên nào cũng phải
Là môn đại cương cơ bản vì vậy các sinh viên khi theo học chuyên ngành kế toán không được lơ là và phải tập trung khi bắt đầu học môn này. Nguyên lý kế toán là nền tảng cho các môn chuyên ngành sau này để bạn có thể hiểu sâu về hơn về các nội dung kiến thức của kế toán.
Nguyên lý kế toán cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về: Mã số tài khoản, cách phân biệt tài sản và nguồn vốn, được tiếp cận với những mã số tài khoản trên bảng báo cáo tài chính, cách thực hiện định khoản các nghiệp vụ,...
Vì vậy khi học nguyên lý kế toán tốt sẽ giúp bạn có một phương pháp kế toán đúng đắn nhất.
Ý nghĩa của môn nguyên lý kế toán:
- Hình thành rõ được công việc của một kế toán phải thực hiện ở một doanh nghiệp
- Hiểu rõ được bản chất của kế toán.
- Hiểu và biết cách vận dụng các nguyên tắc trong kế toán
- Áp dụng được các phương pháp kế toán vào trong thực tiễn
Tham khảo: Khóa Học Nguyên Lý Kế Toán - Tạo Nền Kế Toán Cho Người Mất Gốc
b. Kế toán tài chính
Sinh viên sẽ được học hai môn kế toán tài chính bao gồm: Kế toán tài chính doanh nghiệp và kế toán hành chính sự nghiệp. Kế toán tài chính giúp bạn làm quen với các nghiệp vụ kế toán phát sinh, cách thức hạch toán tài khoản, kết hợp để vẽ sơ đồ chữ T tạo sự liên kết giữa các tài khoản khác nhau.
Các kiến thức này tổng hợp lại với nhau bạn sẽ được hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính, học về các loại sổ kế toán. Đây là giai đoạn cuối cùng của tất cả các kiến thức kế toán bạn đã được học.
Ý nghĩa của môn học này với người học:
- Môn học này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với kế toán. Các bạn sẽ học về bảng tài khoản kế toán Việt Nam (theo thông tư 200) và cách thức hạch toán của rất nhiều loại tài khoản khác nhau như: Kế toán vốn bằng tiền, kế toán bán hàng và mua hàng, kế toán lương, kế toán tài sản cố định, kế toán chi phí, kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, kế toán doanh thu,...
- Có khả năng phân tích báo cáo tài chính, lập bảng và trình bày báo cáo tài chính. Lập báo cáo thuế,... Để biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo quý, theo năm.
- Biết cách lập các loại sổ:
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký, sổ cái
- Sổ kế toán chi tiết : Sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Biết cách lập các loại sổ kế toán
- Biết về các hình thức kế toán áp dụng:
- Hình thức kế toán nhật ký chung
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
c. Kế toán chi phí và quản trị
Kế toán quản trị là môn học mới được các trường đại học giảng dạy từ năm 2016. Đây là môn học giúp sinh viên thu thập, phân tích giải thích và truyền đạt thông tin cho các nhà quản lý.
- Lập kế hoạch quản trị là một trong những nhiệm vụ của kế toán
- Là cơ sở giúp nhà quản lý đưa ra được các quyết định về: Tài chính, nhân sự, ... cũng như lập kế hoạch kiểm soát nhằm đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng như đề ra.
Ý nghĩ môn học này:
Mỗi một buổi học của kế toán quản trị sẽ là một phần học riêng vì vậy mỗi tiết học đều rất quan trong đối với bạn. Đề ra chiến lược học trong học tập là nền tảng giúp bạn học tốt các môn chuyên ngành tiếp theo như: Kế toán công nợ, kế toán xây dựng, kế toán ngân hàng.
d. Kế toán thực hành
Bên cạnh việc học tập những kiến thức trên mặt lý thuyết như các môn: Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán công nợ và kế toán xây dựng. Việc thực hành thường xuyên giúp các bạn sinh viên không khỏi bỡ ngơ khi làm việc tại các doanh nghiệp.
Các sinh viên sẽ được giảng viên dạy thực hành các công việc của kế toán tại doanh nghiệp. Cách xử lý khi phát sinh các trực từ bằng cách sử dụng các phần mềm kế toán như: FAST, Misa hoặc trên Excel
Ý nghĩ của môn học này:
"Vừa học vừa làm", kết hợp kiến thức trên nền tảng lý thuyết với thực hành sẽ giúp các bạn sinh viên nắm được nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp từ đó dễ dàng thực hiện công việc kế toán một cách chuyên nghiệp.
2. Học ngành kế toán có khó không?
Học ngành kế toán có khó không mà nhiều sinh viên mới ra trường vẫn chưa hiểu hết được công việc của kế toán và chưa có khả năng làm thực tế để được nhận một công việc thích hợp.
a. Tự học kế toán có khó không?
Bạn muốn tìm hiểu công việc kế toán nhưng muốn tự học kế toán. Bạn đã đi làm một thời gian nhưng trong quá trình học chưa bao quát được hết tất cả kiến thức khiến bạn còn rất nhiều thắc mắc để xử lý các vấn đề về hạch toán kế toán, các vấn đề liên quan tới thuế.
Tất cả những đối tượng này đều đang tự học kế toán và tự tìm hiểu các kiến thức, các tình huống kế toán mà chưa có sự hướng dẫn của một người giỏi hơn, mà trong ngành kế toán chính là các kế toán trưởng có nhiều năm kinh nghiệm.
Chính bởi vậy mà việc tự học kế toán của bạn trở nên khó khăn, vất vả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với đội ngũ kế toán trưởng, chuyên viên tài chính và chuyên gia về thuế lâu năm có nhiều kinh nghiệm, nắm vững luật kế toán và thuế tại Kế toán Lê Ánh, liên tục thiết kế các bài giảng trực tuyến và chia sẻ các kinh nghiệm trong xử lý thông tin và giải trình với các cơ quan chức năng sẽ định hướng để giúp bạn tự tin hơn, nhiều kiến thức hơn, thêm kinh nghiệm hơn trong quá trình thực hiện công việc kế toán.
Việc tự học có hệ thống và có sự hướng dẫn gián tiếp của kế toán trưởng sẽ khiến công việc dễ dàng hơn rất nhiều.
b. Học kế toán thuế có khó không
Kế toán thuế - vị trí kế toán rất nhiều doanh nghiệp cần. Mỗi đơn vị đều cần 01 kế toán biết khai báo thuế, vì đây là phần nhà nước trực tiếp quản lý, kiểm tra và có thời gian quy định hoàn thành. Có thể nói đây là tiêu chuẩn và là điều kiện dễ dàng để doanh nghiệp đón nhận bạn và bạn có cơ hội đàm phán về lương và mức đãi ngộ cho mình.
- Kế toán thuế làm báo cáo thuế và thực hiện việc khai báo trên hệ thống kê khai hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên đây chỉ là phần việc về kỹ thuật và dễ dàng thực hiện được qua hệ thống và sự hỗ trợ của bên Chữ ký số.
- Phần quan trọng khiến học kế toán thuế khó chính là cách cân đối và điều chỉnh các thông tin trên báo cáo thuế sao cho vừa không sai lệch với thực tế, công ty vẫn hoạt động hợp pháp mà vẫn cân đối được các khoản thu chi cho doanh nghiệp.
- Quan trọng nhất, kế toán thuế phải có khả năng giải trình với các cơ quan chức năng như cơ quan thuế khi họ kiểm tra đến doanh nghiệp của mình.
Hiện nay chúng ta đều thực hiện việc khai báo thuế trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) doanh nghiệp. Nhưng nó chỉ giải quyết được một khía cạnh của kế toán thuế là nộp thuế và tờ khai cho cơ quan thuế. Việc còn lại là thực hiện bút toán ghi sổ và theo dõi trên hệ thống sổ sách của công ty.
»» Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Thuế Chuyên Sâu - Huấn luyện bạn trở thành 1 kế toán Thuế đúng nghĩa
c. Học kế toán trưởng khó không
Trong quá trình công tác, ai cũng muốn đạt được kết quả cao và vươn tới những thành tựu trong nghề. Với kế toán, chuẩn mực thành công chính là việc đạt đến trình độ kế toán trưởng và công tác tại vị trí kế toán trưởng và trưởng phòng kế toán.
Tuy nhiên, học kế toán trưởng không hề dễ. Bạn phải có thâm niên công tác trong nghề hơn 2 năm mới có thể học chứng chỉ kế toán trưởng và mất thêm rất nhiều kinh nghiệm để được hoàn toàn công nhận là kế toán trưởng. Thậm chí nhiều người phải mất đến hàng chục năm vẫn chưa đạt được vị trí này.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều kế toán trưởng giỏi tại Việt Nam. Có thể dễ thấy qua đội ngũ giảng viên 100% là kế toán trưởng hơn 13 năm kinh nghiệm tại lớp học kế toán Lê Ánh. Vậy học kế toán trưởng có khó không? Câu trả lời là có nhưng không quá khó đến mức không thể. Nghĩa là với ai có nhu cầu và đam mê với nghề đều có khả năng vươn tới vị trí kế toán trưởng.
Tại kế toán Lê Ánh, chúng tôi dạy cách trở thành một kế toán trưởng đích thực qua các bài giảng của chính các kế toán trưởng đã có kinh nghiệm tại cương vị này 13 năm. Họ cũng xuất phát từ các kế toán viên làm từng phần hành kế toán nhỏ một tại các doanh nghiệp nhỏ và đạt tới vị trí kế toán trưởng tại nhiều doanh nghiệp lớn.
VI. Ngành Kế Toán Ra Trường Làm Gì?
Các vị trí làm việc đối với sinh viên ngành kế toán rất đa dạng, có thể kể đến những ngành nghề tiêu biểu như:
+ Trưởng phòng kế toán, kế toán trưởng, quản lý tài chính.
+ Giảng viên đại học, thanh tra kinh tế, nghiên cứu về ngành kế toán,...
+ Chuyên viên kiểm toán, phụ trách kế toán, thuế, giao dịch ngân hàng, thủ quỹ, tư vấn tài chính, kiểm soát viên
+ Nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên quản lý dự án, nhân viên môi giới chứng khoán
VII. Mức Lương Ngành Kế Toán
So với mặt bằng chung thì ngành kế toán có mức lương khá ổn định, nếu như người lao động có khả năng ngoại ngữ tốt thì mức lương dao động từ 7 đến 9 triệu một tháng khi mới vào làm, còn đối với những kế toán đã có kinh nghiệm trên 3 năm thì sẽ dao động từ 10 đến 30 triệu đồng một tháng.
Đối với những nhân viên lâu năm hoặc kế toán trưởng thì mức lương có thể lên tới 50 triệu một tháng.
VII. Những Tố Chất Cần Thiết Của Một Người Kế Toán
- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc, có tư duy logic và trách nhiệm cao
- Trung thực, biết tuân thủ nguyên tắc, năng động và ham học hỏi để phát triển hơn
- Thành thạo ngoại ngữ và kỹ năng tin học văn phòng
IX. Công Việc Của Một Kế Toán Viên Cần Làm Trong Thực Tế
- Ghi chép, thu nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động tài chính, kinh tế phát sinh trong công ty và đưa vào chứng từ kế toán như phiếu nhập, xuất kho, phiếu chi, phiếu thu, hóa đơn bán hàng,...
- Tiếp nhận, kiểm soát các chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động tài chính, kinh tế của doanh nghiệp
- Ghi chép vào sổ sách một cách cẩn thận và tỉ mỉ
- Làm báo cáo tài chính trình lên lãnh đạo
Xem chi tiết:
- Công Việc Của Kế Toán Tổng Hợp (Hàng Ngày - Tháng - Quý)
- Công việc của kế toán thuế cần làm trong Doanh nghiệp
- Công việc của kế toán nhà hàng
- Công việc của kế toán công nợ trong doanh nghiệp
- Công việc của kế toán bán hàng tại doanh nghiệp
Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến ngành kế toán mà Kế Toán Lê Ánh muốn cung cấp cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904 848 855/ Mrs Lê Ánh