Cây Tùng Thơm là một loại cây cảnh được nhiều gia chủ lựa chọn để trang trí cho nhà. Loài cây này có bề ngoài đẹp mắt và còn có tác dụng bất ngờ khi để trong nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc của loài cây này. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về giống cây này, Nhà Vườn Ngọc Lâm sẽ giải đáp những thắc mắc trên ngay dưới đây.
Thông tin cơ bản về cây
#1. Nguồn gốc xuất xứ cây tùng thơm
Cây Tùng Thơm hay còn biết đến với những cái tên khác như: Tùng Hương, Tùng Chanh, tên khoa học của nó là Cupressus Macrocarpa. Sở dĩ loài cây này có những cái tên như vậy là bởi vì cây có mùi hương thơm rất dễ chịu. Lá có dạng lá kim và có màu xanh chuối nhìn rất tươi. Cây này có xuất xứ từ các khu vực phía Nam Châu Mỹ, sau đó được nhân giống tại nhiều nơi trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, cây Tùng Thơm chủ yếu được trồng trong chậu để ở trong nhà. Cây cũng có thể trong ở ngoài trường nhưng lưu ý chỉ trồng tại những khu vực có nắng nhẹ. Nhờ có kích thước nhỏ, dễ sinh thường và có tuổi thọ cao nên cây rất được ưa chuộng.
#2. Đặc điểm cây
Đây là một loại cây thuộc cây thân gỗ kích thước nhỏ, thường cao từ 40cm - 60cm hoặc có thể cao hơn 2 -3m. Lá thuộc dạng lá kim, mọc khá dày và có màu xanh nõn chuối rất dịu mắt. Tán lá cây xếp nhỏ dồn tạo thành hình tháp nên rất có tính thẩm mĩ cao.
Trong cây tùng thơm có chứa tinh dầu, nên có mùi thơm dễ chịu và xua đuổi được côn trùng như: sâu bọ, muỗi, ruồi. Cây cũng ít bị nhiễm sâu bệnh nên quá trình chăm sóc bạn không cần quá lo lắng.
Rễ cây là loại rễ chùm và mọc ngang, bộ rễ sinh trường mạnh và phân thành nhiều rễ nên hút nước rất tốt.
#4. Cây tùng thơm có tác dụng gì?
Khả năng đuổi côn trùng: Khác với một số cây trang trí khác, thì cây có tác dụng tốt trong xua đuổi côn trùng. Những loại côn trùng như muỗi, ruồi… sẽ biến mất trong phòng bạn. Nên đặt cây tại phòng ngủ ở vị trí cửa sổ, cửa ra vào để có một giấc ngủ ngon hơn và mùi hương lan tỏa. Đặc biệt nếu kết hợp thêm Hương Thủy, Ngũ Gia Bì…sẽ có khả năng đuổi côn trùng cao hơn.
Trang trí không gian: Cây tùng thơm sẽ là sự tối ưu để trang trí không gian. Hình dáng cây nhỏ gọn, bắt mắt và kết hợp cùng màu xanh rất hài hòa. Tán lá cây xum xuê mang đến những phiến lá dạng kim sẽ làm không gian bạn thêm phần ấn tượng. Dù không gian được thiết kế theo phong cách này thì khi trang trí cây đều tương thích.
Tinh thần thoải mái: Đặt một cây tùng thơm tại bàn học, bàn làm việc sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái, tinh thần tập trung cao hơn. Ngoài ra hương thơm của loài cây này còn tăng cảm giác tỉnh táo, minh mẫn để học tập hay làm việc hơn.
Xua tan căng thẳng, mệt mỏi: Cây tùng thơm sẽ bạn xua tan đi những căng thẳng mệt mỏi trong công việc hay học tập. Giúp điều tiết tập trung và giúp mắt bạn thư giãn khi nhìn máy tính quá lâu.
Cây tùng thơm có ý nghĩa gì?
Với những người yêu cây cảnh, chắc chắn đã từng nghe đến tứ quý Tùng - Trúc - Cúc - Mai. Cây Tùng nói chung và cây tùng thơm nói riêng nằm ngay đầu với nhiều những ý nghĩa tốt đẹp.
Cây tùng mọc thẳng có dáng đẹp thế được nhận xét là hiên ngang, người ta thường ví đứng thẳng như tùng là vì vậy. Cây tùng được xem như là một người quân tử rất ngay thẳng và không ngại thử thách gian khổ để rèn luyện bản lĩnh. Cây được thừa hưởng đầy đủ những nét đẹp này nên khi trồng trong nhà sẽ tạo nên sự sang trọng và hiện ngang cho gia chủ.
Đối với phong thủy, cây tùng thơm có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ và tránh những điềm xấu ra khỏi nhà gia chủ. Hương thơm dịu nhẹ không chỉ mang đến cảm giác thư giãn mà còn giúp đem may mắn, thanh sạch cho người trồng nó.
Hình ảnh cây tùng thơm
Cách trồng cây tùng thơm hiệu quả
Với đặc điểm những loại cây lá kim thường có sức sống mạnh mẽ, vì vậy cây tùng thơm cũng không phải là ngoại lệ. Cách trồng loại cây này cũng rất đơn giản và dễ thực hiện, bạn hãy tham khảo dưới đây nhé.
#1. Điều kiện nhiệt độ trồng cây tùng thơm
Để cây tùng thơm phát triển tối ưu bạn hãy chú trọng nhiều đến nhiệt độ trồng cây. Theo nghiên cứu, nhiệt độ để cây phát triển nhất là từ 20 - 25 độ C. Cây không chịu được nhiệt độ quá thấp từ dưới 11 độ C và quá cao trên 30 độ C. Khi trồng ở ngoài mà nhiệt không phù hợp hãy mang ngay chúng vào nhà chăm sóc trong điều hòa nhé. Mỗi ngày cũng nên mang cây ra không khí tự nhiên vài tiếng.
#2. Cách lựa chọn giống
Chỉ lựa chọn những cây giống khỏe mạnh tươi tốt, tránh lựa chọn những cây tùng thơm bị khô lá. Bạn cũng có thể tự nhận giống bằng cách gieo hạt, đây là một cách đơn giản dễ thực hiện.
#3. Đất trồng cây tùng thơm
Đất trồng là một trong những ý nghĩa then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của cây tùng thơm. Loại cây này không chịu được úng, rễ cây dễ bị thối nếu gặp nhiều nước. Vì vậy bạn cần chuẩn bị đất trồng tơi xốp, nhiều mùn thoáng nước và đặc biệt là giàu dinh dưỡng. Có thể trộn thêm xỉ than hay sỏi nhẹ để cây thoáng khí. Tích hợp thêm một lớp lót với phân hữu cơ, trùn quế để tăng dinh dưỡng cho cây.
#4. Kỹ thuật gieo - trồng
Đặt cành nhỏ vào trong đất một cách nhẹ nhàng rồi lấp đất kín phần góc. Tiến hành tưới phun sương quanh gốc và trên cành lá, tưới đều cây mỗi ngày. Cây non yếu vì vậy không nên đặt cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Cây tùng thơm sẽ bị héo lá nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh.
Nên chọn những vị trí đặt cây trong bóng râm với nhiệt độ phù hợp để cây có thể phát triển tốt. Sau vài tuần khi cây chắc rễ thì không cần chăm sóc quá cầu kỳ. Lúc này hãy đặt cây ở những vị trí tùy thích và thỉnh thoảng tưới cây để cây không bị khô.
Cây tùng thơm có thể nhân giống bằng hạt hoặc chiết cành, trong trường hợp nhân giống bằng hạt thì khoảng 2 tuần thì nảy mầm.
Cách chăm sóc cây tùng thơm
#1. Tưới tiêu - phân bón
Cây tùng thơm có nhu cầu nước khá giống với các loại cây cảnh văn phòng khác. Nên một tuần tưới 2 lần khoảng ½ đến ¾ đất tùy theo kích cỡ chậu, chậu lớn thì giữ nước lâu hơn chậu nhỏ. Từ đó hãy cân đối để cây không bị quá ẩm hay quá khô.
#2. Phòng bệnh
Cây tùng thơm nổi bật với ưu điểm có hương thơm giúp xua đuổi được sâu bọ. Vì vậy cây cũng không có nhiều sâu bệnh như các loại cây khác. Những khi thấy cây tùng thơm bị khô lá, hỏng hoặc bị bệnh thì nên loại bỏ bằng cách cắt tỉa để không bị lây lan cánh khác.
#3. Cắt tỉa cây tùng thơm
Thường xuyên cắt tỉa cho cây tùng thơm để tạo dáng cho cây, tránh việc các tán lá mọc chỉa lung tung gây mất thẩm mỹ. Hãy loại bỏ những cánh lá khô héo, nếu phát hiện sâu bệnh hãy cắt bỏ ngay nhé.
Mua cây tùng thơm ở đâu?
Nếu bạn đang muốn mua cây tùng thơm chất lượng giá hợp lý thì Nhà vườn Ngọc Lâm sẽ là một gợi ý lý tưởng cho bạn. Tại Nhà vườn Ngọc Lâm có nhiều cây tùng thơm chất lượng không sâu bệnh. Đây còn là địa chỉ mua cây giống uy tín của bà con cả nước. Bên cạnh đó bạn sẽ được tư vấn cách chăm sóc kỹ lưỡng từ cách trồng đến chăm sóc. Nếu mua số lượng lớn cây giống bà con sẽ nhận thêm nhiều ưu đãi đến từ nhà vườn.
Tham khảo các loại cây cảnh có tại Nhà Vườn Ngọc Lâm:
Một số câu hỏi thường gặp
#1. Cây tùng thơm hợp mệnh gì?
Cây tùng thơm hợp với những người có mệnh Kim và tuổi Thân. Những người này khi trồng cây tùng thơm sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc.
#2. Cây tùng thơm có dễ trồng không?
Câu trả lời là có, cây tùng thơm rất dễ trồng vì đây là một loại bóng mát dễ trồng và ít sâu bệnh.
#3. Cây tùng thơm có độc không?
Cây tùng thơm không có độc mà ngược lại còn có khả năng thanh lọc không khí trong nhà rất tốt. Cây còn giúp hấp thụ những tia độc hại từ máy tính và các thiết bị điện tử trong nhà. Và đồng thời giúp xua muỗi các loại côn trùng khác không thể vào nhà.
Trên đây là một số thông tin về cây tùng thơm mà Nhà vườn Ngọc Lâm muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có cho những hiểu biết về cây tùng thơm cách chăm sóc và tác dụng cây tùng thơm. Hãy truy cập vào nhà vườn Ngọc Lâm để có thêm nhiều kiến thức nhà vườn hữu ích nhé.