Nguyên nhân dẫn đến tật há miệng khi ngủ
Nghẹ mũi: Theo Healthline, chứng nghẹt mũi là một nguyên nhân phổ biến đẫn đến tình trạng thở bằng miệng khi ngủ. Khi bị nghẹt mũi, khoang mũi sẽ thu hẹp và khiến người bệnh có cảm giác khó thở khi hô thấp bằng mũi, vì thế theo phản xạ tự nhiên, người bệnh sẽ thở bằng mồm khi ngủ.
Nghẹt mũi thường xuất hiện do các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang...
Hen suyễn: Khi mắc bệnh hen suyễn, niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng, viêm nhiễm do phản ứng với các tác nhân gây kích thích. Lúc này, ống phế quản sẽ hẹp lại, khiến không khí lưu thông qua bị hạn chế và gây khó thở.
Một nghiên cứu công bố năm 2019 cho thấy, hầu hết những người bị hen suyễn sẽ thở bằng miệng để nhanh chóng thích ứng với triệu chứng này.
Hở hàm ếch: Sứt môi, hở hàm ếch là những dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến cấu trúc của miệng. Sứt môi hình thành trong thai kỳ, xảy ra khi các mô của vòm miệng không kết hợp hoàn toàn. Một phần của vòm miệng có thể mở hoặc cả mặt trước, mặt sau của nó đều có thể mở được. Theo các chuyên gia y tế, việc thở bằng miệng sẽ kéo dài suốt đời cho đến khi người bệnh thực hiện phẫu thuật.
Chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng bệnh lý khiến một số người thở bằng miệng vào ban đêm. Ngưng thở khi ngủ xảy ra khi đường thở trên của cơ thể bị tắc nghẽn nhiều lần trong lúc ngủ. Điều này có thể hạn chế luồng không khí, ngăn não bộ nhận tín hiệu cơ thể đang cần không khí.
Stress: Căng thẳng, lo lắng cũng có thể khiến một người thở bằng miệng thay vì mũi. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi não bộ căng thẳng sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm; từ đó dẫn đến nhịp thở nông, nhanh và bất thường.
Một số tác hại của tật há miệng khi ngủ
Mắc chứng hôi miệng: Theo các chuyên gia y khoa, tật há miệng khi ngủ sẽ làm khô miệng, giảm khả năng sản sinh nước bọt. Trong khí đó, nước bọt có tác dụng quan trọng trong việc ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.
Viêm nhiễm cổ họng: Standly Ford - tiến sĩ y khoa kiêm chuyên viên tư vấn các vấn đề hô hấp tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Hoa Kỳ - cho biết, không chỉ khiến khoang miệng khô rát, ngủ há miệng cũng khiến họng của bạn rơi vào tình trạng tương tự.
Đây cũng là điều tệ hại với cổ họng bởi không chỉ gây đau rát, chúng còn khiến các loại vi khuẩn dễ dàng tiếp cận và sinh sản.
Sâu răng và viêm lợi: Tật ngủ há miệng sẽ làm giảm khả năng sinh sản nước bọt trong khoang miệng, do đó, hạn chế sự tổng hợp enzyme salivary có tác dụng chống ăn mòn men răng. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài, những vết sâu răng sẽ nhanh chóng hình thành và viêm lợi cũng sẽ xảy ra.
Ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá: Theo Jacqueline Bromberg - bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), thở qua miệng sẽ gia tăng tỉ lệ nuốt phải khí. Do đó, quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng như gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu, xáo trộn tại dạ dày, thậm chí cả trào ngược dịch vị.
Làm xấu khuôn miệng: Nếu tật há miệng khi ngủ kéo dài, sẽ khiến khuôn mặt bạn bị xấu đi, nhất là phần miệng, dễ dẫn đến tình trạng cằm lùi, các răng hàm trên hơi hô ra trước.