Những nơi có nền kinh tế phát triển tốt đều có nền giao thông vận tải tiên tiến. Do đó, ngành học này được đánh giá không bao giờ "hết thời" và luôn săn đón mọi lúc, mọi nơi. Ở nước ta hiện có rất nhiều trường đào tạo ngành Giao thông vận tải, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực này.
Ngành Giao thông vận tải là gì?
Giao thông vận tải được biết đến phổ biến với 5 loại hình chính như sau:
- Đường sắt .
- Đường bộ.
- Đường thuỷ.
- Hàng không.
- Đường ống (vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời).
Giao thông vận tải có vai trò là yếu tố cốt yếu cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, như:
- Đảm bảo cho quá trình sản xuất, giao thương kinh tế diễn ra bình thường và liên tục.
- Đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân.
- Là nhân tố quan trọng thúc đẩy phân bố dân cư, cân bằng mật độ dân số.
- Thúc đẩy các hoạt động kinh tế - văn hóa ở các vùng sâu vùng xa.
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh quốc gia và trong khu vực.
- Thực hiện là cầu nối giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới.
Tóm lại, ngành Giao thông vận tải là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều hoạt động liên quan vận chuyển, quản lý và phát triển hạ tầng giao thông.
Sinh viên theo học ngành Giao thông vận tải sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, bao gồm một số môn học như: Kỹ thuật xây dựng cầu - đường bộ; Kinh tế xây dựng công trình giao thông; Kỹ thuật xây dựng đường sắt; Kỹ thuật xây dựng đường ô tô và sân bay; Kinh tế quản lý khai thác cầu đường.
Hiện nay, dựa trên yêu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực Giao thông vận tải, các trường đại học, cao đẳng đã phối hợp và tổ chức đào tạo nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin, xây dựng, kinh tế, điện tử, cơ khí,... thành chuyên ngành của ngành Giao thông vận tải.
Cơ hội việc làm ngành Giao thông vận tải
Trường Đại học Công nghệ và Quản lý TP.HCM đánh giá ngành Giao thông vận có triển vọng, tiềm năng rất lớn ở cả hiện tại và tương lai, vì đây là lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia.
Việc mở rộng thị trường đặt ra nhu cầu cao về nhân lực trong ngành Giao thông vận tải. Từ đó, mang đến cho sinh viên ngành học này nhiều cơ hội việc làm.
Sau khi tốt nghiệp ngành Giao thông vận tải, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau:
- Chuyên gia Quản trị kinh doanh giao thông vận tải.
- Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải.
- Kỹ sư xây dựng công trình giao thông.
- Kỹ sư kinh tế giao thông vận tải.
- Kỹ sư điều khiển học kỹ thuật.
- Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông.
Hiện mức lương dành cho sinh viên ngành Giao thông vận tải mới ra trường, chưa có kinh nghiệm dao động từ 5 - 8 triệu đồng/tháng. Nếu bạn có kinh nghiệm lâu dài, năng lực thực sự tốt thì mức lương nhận về có lên đến 20 triệu đồng/tháng.
Nếu đam mê ngành Giao thông vận tải bạn có thể học tại: trường Đại học Giao thông vận tải (Hà Nội và TP.HCM), trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Bách khoa TP.HCM, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Một số khối xét tuyển chính của ngành Giao thông vận tải gồm:
- Khối A (Toán - Lý - Hóa): Ngành khoa học hàng hải, Kinh tế vận tải (chuyên ngành kinh tế vận tải biển)
- Khối A1 (Toán - Lý - Anh): các ngành như kỹ thuật tàu thủy, Khai thác vận tải
- Khối D01 (Toán - Văn - Anh): Ngành khai thác vận tải, kinh tế vận tải