Những dấu hiệu của tự kỷ
Mặc dù biểu hiện của bệnh tự kỷ có thể khác nhau tùy theo từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng có một số dấu hiệu chính thường thấy ở hầu hết người bệnh, bao gồm:
Trong giao tiếp và mối quan hệ xã hội:
- Người tự kỷ thường thể hiện sự thiếu biểu cảm trên nét mặt và tư thế cơ thể không tự nhiên.
- Họ gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì tình bạn, cũng như giao tiếp với người cùng trang lứa.
- Khó khăn trong việc chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc của người khác, dẫn đến thiếu sự đồng cảm.
Trong học tập và công việc:
- Khoảng 40% người tự kỷ không thể nói chuyện; những người có thể nói chuyện thường khó khăn trong việc bắt đầu hoặc duy trì cuộc trò chuyện.
- Họ thường lặp lại từ ngữ và có khuynh hướng rập khuôn trong sử dụng ngôn ngữ.
- Có thể gặp khó khăn trong việc hiểu được ý nghĩa sâu xa của lời nói, như những lời đùa cợt hay biểu hiện vui vẻ.
Trong hành vi cá nhân:
- Thường tập trung quá mức vào một chi tiết cụ thể của vật thể thay vì toàn bộ.
- Có sở thích đặc biệt và dành nhiều thời gian cho chúng, chẳng hạn như trò chơi điện tử hoặc sưu tầm thẻ.
- Biểu hiện hành vi lặp đi lặp lại một cách máy móc.
Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời: Nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ theo từng độ tuổi như thế nào?
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tự kỷ
Các vấn đề về tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi có thể dẫn đến:
- Khó khăn trong công việc và học tập;
- Không có khả năng sống độc lập;
- Cách ly xã hội;
- Căng thẳng trong gia đình;
- Nạn nhân và bị bắt nạt.
Hiểu rõ hơn để tránh biến chứng: Tác hại nếu không giao tiếp xã hội trong một thời gian dài
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Can thiệp kịp thời: Khám tâm lý ở đâu đảm bảo uy tín và chất lượng?