Cũng giống như phân biệt giữa University và College, hầu hết các bậc phụ huynh và các bạn du học sinh chưa hiểu rõ về Bằng cấp (Degree) và chứng chỉ (Certificate & Diploma). Ở bài viết này chúng tôi sẽ phân tích rõ về các loại bằng cấp (Degree) và chứng chỉ (Certificate & Diploma) dành cho những bậc phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên đang chuẩn bị đi du học nhé!
1. Bằng cấp Degree: Bằng do các trường đại học cấp, có 3 cấp độ:
- Bachelor’s degree => Normally require three or four years of full-time study- Bằng Cử nhân => Thường yêu cầu học toàn thời gian từ 3 đến 4 năm.- Master’s degree => Normally requires two years of study after completion of Bachelor’s degree.- Bằng Thạc sĩ => Thường yêu cầu hai năm học sau khi hoàn tất bằng cử nhân.- Doctoral degree => Usually requires a minimum of three years of study and research, including the completion of a dissertation.- Bằng Tiến sĩ => Thường yêu cầu ít nhất 3 năm học và nghiên cứu, bao gồm việc hoàn tất luận án.
Thời gian học dài hơn vì được cung cấp kiến thức rộng hơn. Học viên phải học nhiều môn khác ngoài ngành chính đã chọn như: tiếng Anh, toán, khoa học, lịch sử, triết học…
2. Diploma: Chứng chỉ do các trường đại học, cao đẳng và trường kỹ thuật cấp.Thời gian học khoảng hai năm, hệ trung cấp. Có thời gian ngắn hơn vì chỉ tập trung vào học một môn/ngành nghề.
Một chứng chỉ tương tự như một giấy chứng nhận nhưng thường có trình độ hơn. Nhiều trường có các chương trình đào tạo y tá (ví dụ) nói chung là một khoá học và huấn luyện là hai năm.
Các chương trình học lấy chứng chỉ cho phép người học có được những phương thức hiệu quả để thay đổi nghề nghiệp, vì các chương trình này tập trung nhiều hơn một chương trình lấy bằng cấp “a degree”.
Bằng cấp tốt nghiệp cấp 3 (hay trung học) gọi là “High School Diploma”, không dùng “degree”.
3. Certificate: Giấy chứng nhận do các trường cao đẳng và trường kỹ thuật cấp.Thời gian học từng ngành nghề (từng khoá học riêng lẻ) khoảng vài tháng đến dưới 1 năm.
Có hoặc không liên quan đến trường học, học viên có thể tự chọn để học thêm nhằm bổ sung nghiệp vụ, hoặc làm mới giấy chứng nhận (đã hết hạn)…
Chương trình học lấy giấy chứng nhận đặc biệt chuyên về một tập hợp kỹ năng hoặc một lĩnh vực công nghiệp riêng lẽ. Ví dụ, thợ ống nước, thợ hàn, thợ điện, chuyên viên HVAC, v.v…, thường trải qua các chương trình học để lấy giấy chứng nhận. Những chương trình này đào tạo chuyên về một lĩnh vực cụ thể và có rất ít đồ án môn học. Thay vào đó, họ tập trung vào việc tìm và khắc phục/sửa chữa các lỗi/hỏng hóc và huấn luyện thực hành. Nhiều chương trình học quy định phải có một chương trình học/thử việc đối với việc hoàn tất.
Giấy chứng nhận là một chứng từ thuộc về luật pháp, có chứng từ này, bạn có thể hành nghề một cách hợp pháp. Ví dụ, một giấy chứng nhận khoa mỹ dung cho phép bạn làm việc như một thợ làm tóc chính thức.
Ngoài ra, giấy chứng nhận “certificate” còn là một chứng từ chính thức cho biết thông tin trên đó là đúng/thật, như :a birth certificate (giấy khai sinh), a marriage certificate (giấy kết hôn), a death certificate (giấy báo tử), ….
4. Sự khác nhau giữa Chứng chỉ Diploma và Chứng nhận CertificateDiploma (tạm dịch: Chứng chỉ) và Certificate (tạm dịch: Chứng nhận) hàm chứa một số thông tin khác nhau cơ bản.
Một chứng chỉ (Diploma) thường được trao để chứng nhận bạn đã hoàn tất thành công một khóa học của cơ sở đào tạo nào đó, với một số yêu cầu nhất định.Những chứng chỉ này cũng giúp chứng nhận được trình độ học vấn của người nhận. Trong khi đó, chứng nhận (Certificate) thì bao hàm những nội dung rộng hơn, với nhiều mục đích khác nhau như giấy chứng nhận khai sinh, giấy chứng nhận đăng kí kết hôn… Trong lĩnh vực giáo dục, giấy chứng nhận được trao cho sinh viên khi họ đã vượt qua được một kì thi, dành giải trong một cuộc thi hay đôi khi cũng để chứng nhận họ đã hoàn thành một khóa học.
Khi nói về những khóa học cấp bằng và những khóa học cấp chứng chỉ, ý nghĩa cũng có một chút khác biệt. Những chương trình học cấp Certificate thường kéo dài trong thời gian ngắn hơn, thường là trong vài tháng. Đó có thể là khóa học lái xe, học sơ cứu, học thiết kế web… Như vậy, những chứng nhận này không nhất thiết phải liên quan đến giáo dục mà có thể thuộc về các lĩnh vực khác.
Trong khi đó, một khóa học cấp Diploma thường kéo dài đến thời gian tính hàng năm trời. Để nhận được Diploma, bạn phải đạt được một số điểm hay thỏa mãn các yêu cầu nhất định.
Như vậy:Chứng nhận (Certificate) có thể được sử dụng trong những lĩnh vực khác nhau như giấy khai sinh, giấy đăng kí kết hôn, nhưng chứng chỉ (Diploma) thì chỉ dành cho lĩnh vực giáo dục.
Chứng chỉ (Diploma) thường được trao cho những sinh viên đã hoàn tất việc học ở trường cấp III và các chương trình học sau đó, trong khi chứng nhận (Certificate) có thể được trao cho những ai đã thành thạo bất kì kĩ năng nào trong đời sống, không nhất thiết phải liên quan đến giáo dục
Các khóa học cấp chứng chỉ thường kéo dài hơn các khóa học cấp chứng chứng nhận.
5. Sự khác nhau giữa Chứng chỉ Diploma và Bằng cấp DegreeDù đều dùng để chứng minh việc hoàn tất một khóa học, nhưng bằng cấp (degree) và chứng chỉ (diploma) vẫn có một số khác biệt về độ dài, tính chất cũng như giá trị về lâu về dài.
Khác với chứng nhận (certificate), cả bằng cấp và chứng chỉ đều được dành để trao cho những ai đã hoàn tất thành công một khóa học nào đó. Tuy nhiên, có một số khác biệt giữa hai thuật ngữ này mà đôi khi chúng ta không thể sử dụng nhầm lẫn.
Một khóa học cấp bằng (degree) thường kéo dài từ 3 đến 4 năm tùy theo quốc gia, trong khi đó một khóa học cấp chứng chỉ (diploma) chỉ kéo dài trong 1-2 năm. Về bằng cấp, một tấm bằng thường được trao bởi những trường Đại học uy tín còn một chứng chỉ có thể được trao bởi bất kì cơ sở giáo dục nào, kể cả các cơ sở giáo dục tư nhân.
Cũng như vậy, trọng tâm và mục đích của cả hai chương trình đào tạo này cũng khác nhau. Một khóa cấp bằng thường chú trọng hơn đến yếu tố hàn lâm, học thuật.
Cấu trúc của chương trình cấp bằng thường giúp người học có được cái nhìn tổng quan với ngành học và những ứng dụng trong sự nghiệp. Thông thường, nội dung chính đó được gọi là môn chuyên ngành, bên cạnh các môn tự chọn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn theo học Kế toán, chương trình học sẽ có thêm các môn học hữu ích với công việc kế toán sau này, chẳng hạn Toán học, Thống kê, Văn hóa kinh doanh và Luật thương mại.
Bên cạnh đó, chương trình cấp chứng chỉ lại tập trung vào việc huấn luyện học viên, đào tạo họ trở thành người có năng lực đặc biệt trong thương mại và kinh doanh. Ngoài việc được học kiến thức hàn lâm, lí thuyết, chương trình còn đưa ra một số tình huống có thể xảy ra trong công việc để giúp bạn thực hành bằng cách vận dụng kiến thức cho mỗi tình huống. Một số học viên có thể sẽ tham gia khóa học với hình thức vừa học vừa làm. Quay lại với ví dụ trên, việc theo học một khóa cấp chứng chỉ trong nghành Kế toán có thể tập trung vào kĩ năng đào tạo vào việc giữ sổ sách kế toán mà không bao gồm các môn về Thương mại hay Thống kê.
Nếu chương trình cấp bằng có rất nhiều khóa học trải dài qua các cấp độ cũng như lĩnh vực khác nhau, thì chương trình cấp chứng chỉ thường được tập trung vào một ngành nghề cụ thể như Nấu ăn, Quản lí nhà hàng, Y tá, Thợ mộc, Kĩ sư…
Hầu hết các trường Đại học thường yêu cầu người đăng kí vào các chương trình tuyển sinh cao học phải hoàn thành chương trình học nghiên cứu, kéo dài từ 3-4 năm. Trong khi những người có bằng có thể đạt được yêu cầu trên thì những ai sở hữu chứng chỉ có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề chứng minh trình độ học vấn hay sự tương ứng giữa các văn bằng.
Có một suy nghĩ là chứng chỉ thường được đánh giá thấp hơn bằng cấp, tuy nhiên nhiều công ty không đồng ý với quan điểm này. Ngoài trình độ học vấn, các công ty này thường quan tâm đến hiệu suất công việc hay thái độ của ứng viên trong lúc tuyển dụng. Việc sở hữu một tấm bằng hay chứng chỉ có thể không ảnh hưởng đến việc bước vào sự nghiệp, tuy nhiên để “thăng quan tiến chức” về sau, một tấm bằng có thể là một điểm cộng.
Tuy những thông tin trên còn khá mông lung để các bạn có thể quyết định cho việc học tập của mình. Thực sự ở nước ngoài, họ rất coi trọng thực hành, nên cũng có những quan điểm theo học các khóa học Diploma sẽ đem lại nhiều cơ hội làm việc và dễ xin việc hơn. Quan điểm như trên vừa đúng vừa sai. Bởi việc lựa chọn và vạch ra kế hoạch và việc làm của mỗi du học sinh còn tùy thuộc vào mục tiêu và mục đích của các bạn khi đi du học nữa, Liên hệ với chúng tôi để đưa ra được 1 kế hoạch chi tiết nhất bạn nhé!