Trong quá trình lựa chọn trường đại học phù hợp với bản thân, nhiều sinh viên thường đặt ra câu hỏi liệu chương trình đào tạo của trường có thay đổi so với trước đây hay không. Điều này càng khiến các bạn trẻ lo lắng hơn khi không biết chọn học những môn gì để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu đại học học những môn gì và chương trình đào tạo của trường đại học và cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn lựa chọn những môn học phù hợp nhất với sự nghiệp tương lai của mình.
Lên đại học học những môn gì
Còn rất nhiều bạn chưa biết lên đại học học những môn gì thì chương trình đào tạo tại Đại học được phân thành hai loại môn học chính, bao gồm các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành, được thiết kế dựa trên lộ trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các môn học đại cương - kiến thức nền tảng
Môn đại cương là gì? Những môn học dành cho sinh viên năm nhất, năm 2 khi bắt đầu bước vào đại học. Các môn học đại cương của các trường công lập hầu hết sẽ giống nhau, cụ thể:
- Triết học;
- Tâm lý học;
- Kinh tế chính trị;
- Chủ nghĩa xã hội khoa học;
- Lịch sử Đảng;
- Xác suất thống kê;
- Pháp luật đại cương.
Ở câu hỏi học học đại học là học những môn gì đối với sinh viên năm nhất, các môn học đại cương thường mang tính chất lý thuyết, khô khan, dài và trừu tượng. Việc tiếp cận với môi trường giáo dục mới cũng gây ra những bỡ ngỡ và khó khăn đối với sinh viên.
Tuy nhiên, những môn đại cương là nền móng cho các môn học chuyên ngành sau này. Nếu chăm chỉ thì đây sẽ là những môn học giúp bạn phát huy khả năng logic, phương pháp tự học.
Các môn học chuyên ngành - kiến thức chuyên sâu
Các trường đại học hiện nay đều cung cấp các chương trình đào tạo chuyên ngành với mục tiêu đào tạo cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết trong ngành học.
Môn học chuyên ngành được thiết kế để trang bị cho sinh viên các kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về ngành học của mình, đó là lý do tại sao mỗi chuyên ngành sẽ có những môn học chuyên ngành riêng. Các môn học chuyên ngành này thường có lượng kiến thức nặng hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với các môn đại cương hay môn cơ sở.
Tuy nhiên, phương thức đào tạo chuyên ngành có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường đại học. Một số trường học có lịch học cứng định trước trong 4 năm đại học và sinh viên không được đăng ký môn tự chọn hoặc đăng ký giờ học. Trái lại, nhiều trường đại học cho phép sinh viên đăng ký các môn học chuyên ngành tự chọn theo sở thích và nhu cầu của bản thân.
Do đó, đại học học những môn học chuyên ngành của từng sinh viên có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành học và sở thích cá nhân. Chẳng hạn như với các sinh viên học ngành Marketing, các môn chuyên ngành có thể bao gồm nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng, marketing căn bảng, quảng cáo và truyền thông, hoặc digital marketing. Còn với sinh viên học ngành Dược, các môn chuyên ngành có thể là kinh tế dược, dược lý học, hoặc bào chế thuốc,….
Xem thêm: Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Môn nào?
Những môn học bắt buộc ở đại học
Khác với chương trình học THPT, chương trình đại có những môn học bắt buộc ở đại học yêu cầu sinh viên phải chọn một chuyên ngành để theo học và tập trung vào những môn học chuyên sâu trong lĩnh vực đó.
Đại học học những môn gì? Ngoài học những môn học chuyên ngành và môn đại cương , vẫn có một số môn học được coi là bắt buộc ở mọi ngành đại học, những môn học này giúp cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, nền tảng để phát triển kỹ năng và tiếp thu những kiến thức chuyên sâu sau này. Bằng cách này, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đảm bảo chất lượng đào tạo đồng đều cho tất cả sinh viên trên toàn quốc.
Triết học Mác - Lênin
Môn học triết học Mác - Lênin là một môn đại cương bắt buộc trong chương trình học đại học. Môn học này có tính trừu tượng cao và khá khó hiểu, do đó, nhiều sinh viên thường cảm thấy chán nản và khó tiếp cận.
Để học tốt môn này, sinh viên cần tập trung nghe giảng và hỏi thầy cô giáo ngay khi gặp khó khăn để có thể hiểu rõ và áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Là sinh viên Việt Nam thì chắc chắn không thể không học môn Tư tưởng Đạo đức Hồ Chí Minh. Đây không phải là môn học khó như nhiều sinh viên nghĩ. Môn học này yêu cầu sinh viên nắm vững tư tưởng, chủ trương và phương pháp lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nếu sinh viên có sự quan tâm và nghiêm túc trong việc học tập, môn học này sẽ mang lại cho họ nhiều kiến thức bổ ích về tư tưởng, đạo đức, lãnh đạo và phát triển bản thân.
Học phần Toán xác suất
Nếu bạn muốn biết liệu toán có phải là môn học bắt buộc ở đại học hay không, thì câu trả lời chính là môn toán xác suất. Tuy nhiên, môn học này ở đại học khác hẳn so với toán ở cấp 3.
Chương trình toán xác suất giúp rèn luyện tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. Môn này chỉ bắt buộc đối với các ngành kinh tế, điện, bách khoa và một số ngành khác. Các ngành khối D, như ngôn ngữ hay báo chí, viết lách thì không cần phải học môn này.
Ngoại ngữ chuyên ngành
Môn ngoại ngữ là môn học không thể thiếu đối với sinh viên đại học chính quy. Tuy nhiên, việc chọn môn ngoại ngữ phù hợp với sở thích và ngành học cũng rất quan trọng. Ngoài tiếng Anh là môn bắt buộc, sinh viên còn có thể lựa chọn các môn ngoại ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Trung hay tiếng Nhật.
Học tốt môn ngoại ngữ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng và giao tiếp hiệu quả với người nước ngoài. Ngoài ra, việc ôn luyện kiến thức và đạt được các chứng chỉ ngoại ngữ như TOEIC, IELTS… cũng là điều quan trọng giúp sinh viên tự tin hơn khi xin việc và phát triển sự nghiệp.
Môn học thể dục
Bên cạnh những môn học chuyên sâu, sinh viên đại học cũng cần phải chú trọng thể dục để duy trì và nâng cao sức khỏe của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích những môn thể thao truyền thống như bóng đá hay bóng chuyền.
Để đáp ứng nhu cầu của sinh viên, các trường đại học đã mở rộng thêm các môn học thể dục khác như võ thuật, bóng rổ, yoga, zumba, thể dục thẩm mỹ, chạy bộ, đi bộ đường dài…
Những môn học này không chỉ giúp sinh viên nâng cao sức khỏe mà còn giúp họ giảm stress, cân bằng cuộc sống và tăng cường tinh thần làm việc.
3. Các môn học ở đại học và cấp 3 có gì khác nhau?
Học đại học là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi người. Điều này đến từ sự khác biệt về cả tên gọi môn học và môi trường học so với cấp ba làm cho các bạn sinh viên thường có thắc mắc như đại học học những môn gì, các môn học ở đại học khác gì cấp 3 . Thay vì những môn học chung chung, đại học yêu cầu sinh viên chuyên sâu hơn vào từng lĩnh vực. Ngoài ra, môi trường cũng có sự khác biệt, với những giáo viên có chuyên môn cao và sự tập trung vào nghiên cứu.
Khác biệt ở cách đăng ký môn học, học phần
So với các cấp học trước, đăng ký môn học ở đại học có sự khác biệt đáng kể. Sinh viên sẽ được tự do lựa chọn môn học và thời gian học phù hợp với lịch trình của mình. Tuy nhiên, việc chọn lớp học đúng và thời gian phù hợp có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Vì vậy mà học đại học cũng yêu cầu sinh viên phải tự học và quản lý thời gian hiệu quả hơn.
Khác trong việc chọn môn học, chọn giáo viên giảng dạy
Khác với cấp trung học, lên đại học sinh viên sẽ phải tự chọn và quản lý môn học mình học. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và tìm được những môn học phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Ngoài ra, đa phần các trường đại học cũng có hệ thống giảng viên và chương trình đào tạo chuyên nghiệp, giúp cho việc chọn lựa giáo viên và môn học phù hợp hơn.
Khác biệt về số lượng học sinh trong lớp học
Một điểm khác biệt quan trọng của môi trường đại học so với cấp 3 là kích thước lớp học. Trong khi 1 lớp học ở cấp 3 thường có khoảng 30-40 học sinh, lớp học ở đại học có thể lên đến 100-150 sinh viên. Số lượng sinh viên lớn đòi hỏi giảng viên phải sử dụng phương pháp dạy học hiệu quả để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Để học tốt môn học ở đại học, sinh viên cũng cần tự nghiên cứu và chuẩn bị trước bài giảng.
Cần lưu ý gì khi học các môn ở đại học?
Đối với những bạn sắp bước vào đại học, việc lựa chọn môn học phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công trong học tập và sự nghiệp sau này. Đồng thời, học tập ở đại học cũng đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì, đặc biệt là khi phải đối mặt với những môn học khó. Việc sử dụng những tips và kinh nghiệm từ các sinh viên khóa trên cũng là một cách hiệu quả để giúp bạn vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập.
Có đầy đủ giáo trình, tài liệu và sách vở
Tương tự học cấp 3, việc chuẩn bị sách vở, giáo trình và tài liệu học tập là rất quan trọng đối với sinh viên đại học. Điểm khác biệt đáng chú ý là giáo trình và tài liệu ở đại học đều rất phong phú và chứa đựng rất nhiều kiến thức. Do đó, để học tốt, bạn nên đọc sách trước khi đến lớp để nắm rõ kiến thức cơ bản và có thể theo kịp tiến độ của giảng viên.
Tuy nhiên, giáo trình ở đại học thường có giá khá đắt, vì vậy bạn nên sử dụng các tài nguyên miễn phí như thư viện trường để mượn sách. Nếu không, bạn có thể tìm mua lại giáo trình cũ hoặc sử dụng sách của bạn bè để tiết kiệm chi phí.
Ghi chép thông minh các phần quan trọng
Để tận dụng hiệu quả hơn thời gian học tập, bạn hãy tập trung vào việc ghi chép những lời giảng mà giáo viên nhấn mạnh và không nên viết lại những nội dung có sẵn trên powerpoint. Để ghi chép nhanh chóng và hiệu quả, nếu có thể hãy mang laptop cá nhân vào lớp học và đánh máy trực tiếp để tối ưu hóa hiệu quả ghi chép kiến thức và học tập nhé.
Đăng ký số lượng học phần phù hợp
Sau khi biết lên đại học thì học những môn gì các bạn sinh viên cũng cần đăng ký học phần tự chọn là một lợi ích lớn của sinh viên đại học. Tuy nhiên, nếu đăng ký quá nhiều môn trong 1 kỳ học sẽ dễ dẫn đến mất kiểm soát về khối lượng kiến thức và thời gian. Việc này có thể dẫn đến kết quả kém trong học tập, thậm chí là rớt môn.
Hãy chọn một số lượng môn học hợp lý, tầm từ 4 đến 7 môn/ 1 kỳ học, và tập trung cho những môn phù hợp với sở thích và mục tiêu học tập của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ có thể phát triển khả năng tự học và sắp xếp thời gian hợp lý, đồng thời đạt được kết quả tốt trong học tập.
Lên kế hoạch học vượt, học lại vào hè.
Ngoài việc củng cố kiến thức cho bản thân, bạn nên tận dụng các cơ hội tham gia vào các nhóm học tập hoặc diễn đàn để trao đổi, thảo luận và học hỏi kiến thức.
Ngoài ra, những hoạt động như này còn giúp bạn mở rộng mối quan hệ, tạo ra một mạng lưới các bạn cùng chí hướng, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập và cả trong tương lai nghề nghiệp.
Chú ý ôn tập cho các kì thi quan trọng
Các kì thi quan trọng như kì thi cuối kỳ, kì thi tốt nghiệp hay kì thi đại học là cơ hội để sinh viên chứng tỏ khả năng học tập của mình và tạo tiền đề cho sự nghiệp sau này. Việc này sẽ giúp sinh viên chuẩn bị kiến thức cần thiết và đạt kết quả tốt hơn trong kì thi.
Nếu không chú ý ôn tập, sinh viên có thể gặp stress và áp lực, dẫn đến không đạt được kết quả như mong đợi. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự tự tin và cảm giác yên tâm khi tham gia vào kì thi.
Xem thêm: Những yếu tố cốt lõi khi lựa chọn ngành nghề cho tương lai
Đại học là môi trường học tập hoàn toàn khác biệt với trung học phổ thông. Bạn sẽ học những môn học mới và phải đối mặt với những khó khăn thử thách mới. Tuy nhiên, đừng lo lắng quá nhiều vì đại học cũng chính là cánh cửa tương đang rộng mở đón chờ chúng ta. Hy vọng bài viết này trường doanh nhân có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc khi sinh viên lên đại học học những môn gì và đưa ra lựa chọn những phù hợp nhất với sự nghiệp tương lai của mình.