Chuyên viên là gì? Chuyên viên là khái niệm để chỉ một ngạch công chức trong hệ thống hành chính nhà nước, được quy định trong luật pháp Việt Nam. Cụ thể chuyên viên là những cán bộ công chức, viên chức như thế nào? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu nhé!
1. Chuyên Viên Là Gì?
Chuyên viên là gì? Chuyên viên là một ngạch công chức hành chính trong hệ thống nhà nước, được xếp cho những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở bậc đại học. Nhiệm vụ chính của chuyên viên là hỗ trợ lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhà nước trong việc tổ chức và quản lý một lĩnh vực hoặc vấn đề nghiệp vụ cụ thể.
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, chuyên viên phải có trình độ đại học hoặc tương đương, đồng thời cần biết một ngoại ngữ ở trình độ A. Với vai trò là “cánh tay phải” của lãnh đạo, chuyên viên chịu trách nhiệm tham mưu, tổng hợp thông tin và triển khai thực hiện các chính sách, quy định, chế độ theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương mà họ đang đảm nhận.
Để trở thành chuyên viên, bạn không chỉ phải đáp ứng được các tiêu chí về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, mà còn phải có khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả và chủ động trong công tác quản lý. Bạn có thể được xếp hạng chuyên viên dù làm trong bất kỳ lĩnh vực nào từ y tế, kỹ thuật, pháp lý, giáo dục, quân sự, ngành khoa học, nghệ thuật, thông tin, đến tư pháp,… khi là người lao động thuộc các đơn vị hành chính nhà nước.
Xem thêm: Mô tả công việc Chuyên viên thẩm định
2. Chuyên Viên Có Nhiệm Vụ Gì?
Dưới đây là những nhiệm vụ của một chuyên viên được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BNV:
- Dựa trên cơ sở những cơ chế đã có của cấp trên, chuyên viên cần thực hiện xây dựng và đề xuất các phương án về cơ chế quản lý một phần hoặc toàn bộ lĩnh vực nghiệp vụ. Nhiệm vụ nào bao gồm việc:
- Xây dựng các phương án kinh tế - xã hội, quyết định cụ thể để việc triển khai công tác quản lý được thực hiện dễ dàng.
- Xây dựng các quy định và cơ chế quản lý phù hợp với tình hình thực tế.
- Nhiệm vụ của chuyên viên là thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác quản lý và đề xuất các biện pháp điều chỉnh để đem lại hiệu quả cao cho quá trình triển khai.
- Chuyên viên cũng cần xây dựng nề nếp quản lý để đảm bảo công tác quản lý được thực hiện chặt chẽ, chính xác, nhất quán và thống nhất với nghiệp vụ ngành.
- Chủ động tổ chức, phối hợp với đơn vị liên quan và hướng dẫn cấp dưới trong việc triển khai công việc là một trong những nhiệm vụ mà chuyên viên cần đảm nhiệm.
- Đồng thời, chuyên viên cần tập hợp ý kiến phản ánh của nhân viên về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực được giao.
3. Các Ngạch Chuyên Viên Hiện Nay
Hiểu chuyên viên là gì rồi, nhưng bạn có biết hiện có bao nhiêu ngạch chuyên viên trong hệ thống công chức hành chính nhà nước không? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu nhé!
Hiện nay, trong bộ máy hành chính của đất nước ta, các công chức, viên chức, cán bộ nhà nước đều được phân chia theo ngạch và làm việc từ cấp Quận/ Huyện trở lên. Dưới đây là các mã ngạch dưới đây và vị trí chuyên viên tương đương với mã ngạch đó.
Mã ngạch Ngạch chuyên viên Các vị trí 1.001 Ngạch chuyên viên cao cấp- Thanh tra viên cao cấp
- Kế toán viên cao cấp
- Kiểm toán viên cao cấp
- v.v…
- Kế toán viên chính
- Kiểm toán viên chính
- Thanh tra viên chính
- v.v…
- Kế toán viên
- Kiểm toán viên
- Thanh tra viên
- v.v…
- Kế toán viên trung cấp
- Kiểm soát viên trung cấp
- Kiểm tra viên trung cấp hải quan
- v.v…
- Nhân viên đánh máy
- Nhân viên kỹ thuật
- Nhân viên văn thư
- v.v…
4. Quy Định Về Tiêu Chuẩn Ngạch Chuyên Viên
Vậy quy định về tiêu chuẩn ngạch chuyên viên là gì? Bạn có thể tìm hiểu thông qua 3 khía cạnh sau đây:
4.1. Tiêu Chuẩn Về Phẩm Chất Đạo Đức
Một chuyên viên cần đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức sau đây:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với chính sách Đảng và Nhà nước, luôn ra sức bảo vệ lợi ích của Tổ quốc và quyền lợi của nhân dân.
- Nâng cao tinh thần tự giác và thực hiện đúng nghĩa vụ của một công chức nói chung và trách nhiệm của một chuyên viên nói riêng.
- Không ngừng xây dựng và giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính của tổ chức.
- Luôn công tâm, khách quan, liêm khiết, chính trực và gương mẫu trong quá trình phục vụ nhân dân cũng như thực hiện công vụ.
- Sinh hoạt lành mạnh theo di huấn Bác đã dạy: cần - kiệm - liêm chính và chí công vô tư.
- Cố gắng, nỗ lực rèn luyện nâng cao năng lực, phẩm chất bản thân.
4.2. Tiêu Chuẩn Về Năng Lực, Chuyên Môn, Nghiệp Vụ
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên viên sẽ được quy định qua những nội dung sau:
- Nắm vững các kiến thức cơ bản cũng như chế độ, chính sách và quy định của pháp luật về lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhiệm.
- Hiểu rõ đối tượng, mục tiêu quản lý và các nguyên tắc, cơ chế quản lý thuộc phạm vi nghiệp vụ được giao.
- Hiểu rõ các phương án, kế hoạch đã được xây dựng và triển khai.
- Có năng lực làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, đảm bảo triển khai công việc đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả.
- Có sự am hiểu về tình hình kinh tế - xã hội và nắm rõ xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực.
- Công chức Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng).
4.3. Tiêu Chuẩn Về Trình Độ Đào Tạo, Bồi Dưỡng
Bên cạnh các tiêu chuẩn đạo đức phẩm chất và năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên viên cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có bằng tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ngành quản lý tài chính công hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.
- Trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc hoặc đối với công chức làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì cần có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số.
- Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
5. Để Nâng Ngạch Chuyên Viên Cần Có Những Văn Bằng Nào?
Ngoài những tiêu chuẩn ngạch chuyên viên, các ứng viên cần đáp ứng đầy đủ các văn bằng chứng chỉ sau đây:
- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực mong muốn công tác.
- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.
- Chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
- Có chứng chỉ tin học văn phòng đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
6. Chuyên Viên Khác Nhân Viên Như Thế Nào?
Đặc điểm Chuyên viên Nhân viên Mã ngạch 1.003 1.005 Trình độ chuyên môn Đại học hoặc tương đương Có thể yêu cầu trình độ đại học hoặc trình độ trung cấp, tùy theo ngành nghề cụ thể Ngoại ngữ Yêu cầu thông thạo ít nhất một ngoại ngữ ở trình độ A Không có yêu cầu cụ thể về ngoại ngữ, tùy thuộc vào yêu cầu công việc cụ thể Nhiệm vụ chính Hỗ trợ lãnh đạo, tổ chức và quản lý một lĩnh vực hoặc vấn đề nghiệp vụ cụ thể Thực hiện các công việc thực thi, thừa hành tại cơ quan, tổ chức; có thể bao gồm các công việc văn thư, lái xe, phục vụ, bảo vệ, lễ tân, kỹ thuật và các công việc khác Nhiệm vụ văn thư Có thể liên quan đến việc tham mưu, tổng hợp thông tin, triển khai chính sách và quy định Liên quan đến việc phô tô tài liệu, sao chép văn bản, tiếp nhận và chuyển giao văn bản, rà soát văn bản và báo cáo lãnh đạo về các sai sót Tính chất công việc Yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể Có thể liên quan đến các công việc văn phòng, phục vụ và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức Trách nhiệm Thường có trách nhiệm lớn trong việc tham mưu và triển khai chính sách Chịu trách nhiệm trong việc thực hiện công việc thực thi, thừa hành và bảo đảm hoạt động suôn sẻ của cơ quanHy vọng rằng với những chia sẻ trên của JobsGO đã giúp các bạn giải đáp “Chuyên viên là gì?” cũng như những thắc mắc xoay quanh vị trí chuyên viên. Đồng thời, bạn cũng nắm rõ những thông tin cơ bản về ngạch chuyên viên cũng như phương thức thi tuyển. Chúc các bạn sẽ sớm đạt được ước mơ của mình nhé!
Câu hỏi thường gặp
1. Chuyên Viên Tiếng Anh Là Gì?
Cả hai từ tiếng Anh Specialist và Expert đều được sử dụng rộng rãi với ý nghĩa là "chuyên viên". Tuy nhiên, nếu phải phân biệt cụ thể, thì Specialist hay được dùng theo nghĩa "chuyên gia" nhiều hơn.
2. Lương Chuyên Viên Là Bao Nhiêu?
Lương của chuyên viên được tính theo công thức: Lương chuyên viên = Hệ số x mức lương cơ sở.
Trong đó, hệ số lương của công chức A1 được quy định từ 2,34 - 4,98 theo Thông tư 02 năm 2021. Và mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng (áp dụng từ tháng 7/2023)
Như vậy, chuyên viên làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước sẽ có mức lương như sau:
Bậc lương
Hệ số
Mức lương
Bậc 1
2,34
4.212.000
Bậc 2
2,67
4.806.000
Bậc 3
3,0
5.400.000
Bậc 4
3,33
5.994.000
Bậc 5
3,66
6.588.000
Bậc 6
3,99
7.182.000
Bậc 7
4,32
7.776.000
Bậc 8
4,65
8.370.000
Bậc 9
4,98
8.964.000
3. Tìm Việc Làm Chuyên Viên Ở Đâu?
Người lao động muốn làm việc tại các cơ quan nhà nước có thể theo dõi tin tức tuyển dụng công chức, viên chức trên các trang web, fanpage của Chính phủ. Trường hợp muốn trở thành "chuyên viên" của các đơn vị tư nhân, nước ngoài,... (thực tế là nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, năng lực tốt; không phải là chuyên viên theo quy định trên), bạn có thể tìm việc tại các website tuyển dụng như JobsGO, group tuyển dụng trên Facebook, LinkedIn,...
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: