Cây Hoa Nguyệt Quế là cây rất tốt về phong thủy, có mùi thơm nhẹ, là cây thân gỗ, dễ sống, dễ chăm sóc và rất an toàn. Tuy nhiên cây cần có ánh sáng thì mới ra được nhiều hoa. Vì vậy cây thường được trồng ở trước cửa nhà, ban công.
Đặc điểm của cây Hoa Nguyệt Quế
Các trang báo hoặc trang mạng không chính thống thường đi sao chép nên hay nhầm lẫn cây Nguyệt Quế của Việt Nam với cây Nguyệt Quế có xuất phát từ Địa Trung Hải. Cây Nguyệt Quế của nước ngoài lá to và chiều cao có thể 10 - 18m và có hoa vàng - lục nhạt không như hoa trắng hơi ngả vàng của Việt Nam.
Tên thường gọi: Cây Nguyệt Quế, Cây Hoa Nguyệt Quế, Nguyệt Quý, Nguyệt Quới…
Họ (familia): Cam
Nguồn gốc: Châu Á
Cây Hoa Nguyệt Quế thuộc dòng thân gỗ, thường mọc thành bụi. Cây có chiều cao 2 - 8 m. Hoa có màu trắng hơi ngả vàng. Tuy hoa không được bền nhưng lại ra quanh năm và ra liên tục và thơm dịu.
Hoa cây Nguyệt Quế
Lá cây có chiều dài từ 2-6cm, chiều rộng 2-4cm. Mọc đối xứng. Cây Nguyệt Quế cũng có quả, quả ban đầu xanh rồi chuyển dần sang vàng đến đỏ là quả chín. Có thể lấy hạt để trồng.
Quả cây Nguyệt Quế khi chí
Ý Nghĩa Phong Thủy của Cây Hoa Nguyệt Quế
Cây có ý nghĩa phong thủy mang đến sự thành công trong con đường sự nghiệp. Bên cạnh đó mùi hương của cây còn giúp xua đuổi ta khí, những điều xui xẻo không may trong cuộc sống.
Đối với người nhỏ tuổi cây mang đến sự bình an và đỗ đạt. Mùi hương thơm nhẹ và dịu giúp người trong gia đình khi về đến nhà được cảm giác thỏa mái, giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống.
Tác dụng của cây Nguyệt Quế
Cây có rất nhiều tác dụng kể cả đối với sức khỏe lẫn làm đẹp cho không gian.
Đối với sức khỏe
Cây thuộc họ cam và trong Đông Y cây được phân tích có vị đắng, cay và tính ấm một trong những đặc tính cơ bản của dòng họ cam. Chính vì thế Nguyệt Quế có tác dụng trong việc tiêu viên, gây tê và ngoài ra còn giúp điều trị các bệnh nhân mắc chứng phong thấp, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, vết côn trùng cắn bên ngoài…
Đối với làm đẹp
Cây được lựa chọn làm cây trang trí sân vườn, tiểu cảnh. Đối với các dòng bonsai có thể cây để bàn, trang trí phòng khách, tặng quà.
Cây Nguyệt Quế bon sai trang trí sân vườn
Cách chăm sóc cây Nguyệt Quế ra nhiều hoa quanh năm
Để cây có thể sống và ra hoa thì chỉ cần bạn cung cấp đủ nước và ánh sáng cho cây là được. Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu phương pháp dưới đây để cây có thể ra hoa nhiều quanh năm.
Đất trồng
Đất trồng là yếu tố quan trọng giúp cây có thể phát triển bộ rễ. Rễ khỏe thì cây cũng sẽ khỏe và xanh tốt. Đất tốt cho cây Nguyệt Quế cần đảm bảo có độ PH trung bình là 5 - 7. Đất thoáng, giữ ẩm, thoát nước và nhiều dinh dưỡng. Ta có thể trộn đất với công thức: Đất phù xa + xơ dừa + mùn trấu + phân có thể trộn thêm xỉ than đun rồi theo tỉ lệ: 2:1:1:1.
Nước
Yếu tố mà bạn phải can thiệp nhiều nhất chính là nước. Cây hoa Nguyệt Quế khá ưa nước. Nếu thiếu nước lá sẽ vàng và rụng. Vì vậy bạn nên giữ ẩm đất cho cây tùy vào nơi trồng và chất đất mà ta tưới nhiều hay ít. Trung bình đối với cây ngoài trời 1 ngày tưới 1 - 2 lần. Cây để nơi mát trong nhà thì 1 - 2 lần/tuần.
Nhiệt độ và ánh sáng
Cây sống và sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 23 - 29ºC, ngừng phát triển dưới 13ºC (khi cây ngủ thì ta không cần tưới nhiều nước, chỉ cần tưới ít giữ ẩm để cây không bị khô quá). Dưới - 5ºC thì cây có thể chết.
Ánh sáng là điều kiện cần thiết để cây Nguyệt Quế có thể ra được nhiều hoa và hoa quanh năm. Vì là dòng dễ ra hoa nên cây không cần quá nhiều ánh sáng, mà vẫn có thể ra hoa. Bạn có để cây nơi có ánh sáng chiếu xiên.
Nơi để thích hợp là ở ban công, hiên nhà, sân vườn. Nơi có nhiều sáng nhưng tránh được nắng gắt buổi trưa mùa hè. Đối với cây trong nhà thì bạn nên thắp đèn.
Phân bón
Ngoài việc thường xuyên xới đất, để rễ cây luôn được thông thoáng. Bạn nên bón phân định kỳ ít nhất là 1 năm 2 lần. Hoặc 3 tháng 1 lần. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc bón phân thì hãy lựa chọn các loại phân an toàn. Như phân bò, trùn quế, phân chuồng hay các loại phân hữu cơ.
Hạn chế bón phân vô cơ, mặc dùng chúng có tác dụng nhanh và rẻ. Nhưng dễ làm đất chai cứng, mất đi hóa tính của đất và giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất.
Cắt tỉa
Việc quan trọng để thúc đẩy cây Nguyệt Quế ra hoa chính là cắt tỉa. Vì đa phần hoa sẽ ra đầu ngọn đi cùng các mầm non. Chính vì vậy cắt tỉa giúp cây có dáng đẹp hơn và ra hoa sẽ nhiều hơn.
Sau khi đợt hoa hết thúc các cành non bắt đầu già thì lúc đó ta cắt tỉa là hợp lý nhất.
Nhân giống
Cây có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp như: Triết cành, giâm cành, gieo từ hạt…Nhưng phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất là triết cành. Cành triết sẽ giúp cây ra hoa luôn. Thay vì gieo từ hạt thời gian để cây ra hoa rất lâu.
Thay chậu
Khi trồng cây lâu năm, rễ bắt đầu ăn hết toàn bộ đất. Đất cứng và toàn rễ. Cây có biểu hiện còi cọc, vàng lá là lúc cũng ta cần thay chậu cho cây. Thay chậu cho cây có 2 phương pháp.
Phương pháp thay chậu to hơn: Đây là phương pháp khá đơn giản và an toàn giành cho người không cần biết quá nhiều về kỹ thuật. Ngoài ra cũng đảm bảo rủi ro cây chết. Tuy nhiên thì nó sẽ khiến không gian trật hẹp hơn mặc dù chậu cũ vẫn phù hợp với cây.
Phương pháp cắt tỉa rễ: Là phương pháp cắt bỏ hết đại đa số rễ của cây những rễ đã già không có khả năng hút nước chỉ có tác dụng giữ cho cây không bị đổ. Ta tỉa rễ thay giá thể mới cho cây sau đó trồng lại cây. Khi trồng lại xong bạn nhớ cắt bớt lá và tưới kích rễ. Ngoài ra lên đưa cây vào nơi mát để tránh cây mất nước.
Giá cây Nguyệt Quế
Cây cao khoảng 1m3 cả chậu, chiều cao từ mặt đất lên đỉnh cây là 85cm. Tán cây rộng 60cm.
Giá cây không là: 350.000đ
Giá cây chậu như hình là: 520.000đ
Cây Nguyệt Quế trồng cho trường tiểu học dịch vọng A
Nhà trường lấy 40 cây với giá ưu đãi
Hình ảnh thi công xong cây Nguyệt Quế