Củ cải trắng được ví như nhân sâm của mùa đông vì chúng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Củ cải được dùng làm các món xào, nấu canh hay kho thịt, cá đều cực kì thơm ngon. Nhưng nếu những món ăn này đã quá quen thuộc với bạn, thì Lorca Việt Nam có một gợi ý cho bạn đó là các món từ củ cải khô. Củ cải khô vừa ngon, dinh dưỡng mà còn để được rất lâu. Cách làm củ cải khô cũng khá đơn giản, các bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Cách làm giá đỗ trắng mập đơn giản, an toàn
1. Chọn mua củ cải để làm củ cải khô
Để làm củ cải khô được thơm ngon, khi chọn mua củ cải, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Chọn mua những của cải có kích thước vừa phải. Lấy những củ có dáng thẳng, thuôn dài về phía đuôi. Loại này khi làm củ cải khô thì sợi củ cải sẽ được dài hơn, không bị vụn. Loại củ cải có phần đuôi lớn thường khá nhạt.
- Quan sát lớp vỏ ngoài của củ cải. Chọn những củ có lớp vỏ sần sùi và phần mắt nhỏ. Củ cải tươi ngon sẽ có màu trắng ngà.
- Cầm củ cải lên tay thấy cứng và chắc. Vỏ củ cải có độ giòn nhất định. Nếu củ cải hơi mềm, héo, sờ thấy nhũn nhũn là củ cải đã để lâu. Cải sẽ không ngon, ngọt như mong muốn.
- Ưu tiên những củ còn nguyên phần cuống và rễ. Đây là loại củ cải mới được thu hoạch, tươi ngon, nhiều nước.
- Bạn nên chọn mua củ cải ở những siêu thị, cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng.
2. Sơ chế củ cải
Củ cải sau khi mua về cần trải qua công đoạn sơ chế trước khi phơi. Cách sơ chế củ cải cũng khá đơn giản:
- Đầu tiên, đem củ cải đi rửa sạch với nước. Cho củ cải vào ngâm trong thau nước muối loãng trong khoảng 6-8 tiếng.
- Sau khi ngâm xong thì vớt củ cải ra, rửa lại với nước sạch rồi để ráo. Tiếp đến, bạn nạo vỏ và chẻ củ cải theo chiều dọc thành 2 phần. Tiếp tục chẻ nhỏ những phần củ cải, nhưng không làm chúng rời ra. Tương tự, bạn làm cho đến khi hết phần củ cải.
- Nếu không thích cách chẻ nhỏ này, bạn có thể cắt thành các miếng dọc hoặc ngang. Nếu thích củ cải khô dạng sợi, bạn cắt củ cải thành hình con chì dài. Củ cải sau khi khô sẽ héo lại còn rất nhỏ. Do đó, bạn không nên cắt quá nhỏ, tránh bị vụn.
- Củ cải có thể ngâm muối trước hoặc sau khi bổ, hoặc khi phơi được 1 nắng ướp muối vẫn được.
3. Phơi củ cải
- Đây là công đoạn quan trọng nhất trong cách làm củ cải khô. Nếu không có máy sấy, bạn cần phải chọn những ngày nắng, khô để phơi. Nếu trời mưa, ẩm thấp thì củ cải rất dễ bị mốc. Khô không đủ nắng làm thời gian phơi kéo dài, củ cải sẽ có mùi hôi.
- Sau khi sơ chế xong, bạn treo đan xen những phần củ cải lên móc quần áo. Treo những móc này ở nơi thoáng mát, có nắng để phơi. Nếu được nắng, sau 5-7 ngày củ cải sẽ khô hoàn toàn. Bạn lấy củ cải xuống, cho vào các túi, lọ kín để bảo quản.
- Nếu không thích phơi bằng móc, bạn có thể dùng các sàng tre, rổ tre hoặc mâm để phơi. Cần để nơi thoáng gió, có nắng, cải sẽ khô nhanh và thơm hơn. Hoặc nhà bạn có máy sấy, đem củ cải đi sấy trong khoảng 4-8 tiếng là được.
4. Bảo quản củ cải khô
Cách làm củ cải khô không khó, nhưng để củ cải có thể để được lâu hơn, bạn cần chú ý trong cách bảo quản củ cải khô:
- Củ cải cần phải được phơi khô hoàn toàn trước khi bảo quản. Củ cải phơi xong, cần để nguội rồi mới cho vào túi, hộp để tránh hiện tượng hấp hơi.
- Cần phải bảo quản thật kín củ cải. Bạn có thể dùng các túi nilon dày để đựng. Hoặc có thể cho vào các lọ, hộp thủy tin có nắp kín để đựng.
- Trong quá trình bảo quản và sử dụng, tránh mở ra mở vào quá nhiều lần. Bạn nên chia nhỏ củ cải ra để bảo quản. Mỗi phần bảo quản là vừa đủ với khẩu phần ăn của gia đình mình. Như thế sẽ tránh hơi nước, ẩm làm giảm đi chất lượng của củ cải khô.