Uống gì để giảm đau đầu (hay đau đầu nên uống gì, đau đầu uống nước gì) là thắc mắc chung của nhiều người. Một số loại thức uống có chứa những thành phần hữu ích giúp bạn cải thiện chứng đau đầu hiệu quả, an toàn. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Đau đầu là một căn bệnh phổ biến có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, làm suy giảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh sử dụng thuốc và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, một trong những cách giúp hỗ trợ cải thiện đau đầu hiệu quả là dùng các loại thức uống có khả năng hỗ trợ làm giảm đau. Vậy, uống gì để giảm đau đầu hay uống nước gì để hết nhức đầu, nhức đầu uống nước gì? Đâu là những thực phẩm có hiệu quả hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu?
Uống gì để giảm đau đầu?
Dưới đây là một số loại thức uống phù hợp với những người đang bị đau đầu, góp phần cải thiện triệu chứng bệnh, cụ thể như sau:
1. Nước lọc
Người đau đầu nên cố gắng bổ sung đủ lượng nước cần thiết trong ngày. Vì nước giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào dễ dàng, làm giảm nguy cơ bị mất nước - nguyên nhân phổ biến gây đau đầu. Trung bình, một người bình thường cần uống 2 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể tự tính được lượng nước cần thiết để đáp ứng nhu cầu của cơ thể theo công thức sau:
Cân nặng (kg) x 2 x 0,5 = Lượng nước cơ thể cần (oz)
(1 oz = 0,03 lít)
Bạn cũng có thể đối chiếu theo bảng sau để xác định lượng nước cần uống dựa trên cân nặng của mình:
Cân nặng (kg) Lượng nước (ml) 40 - 43 960 45 - 49 1080 50 - 54 1200 55 - 59 1320 60 - 64 1440 65 - 69 1560 70 - 74 1680 75 - 79 1920 80 - 84 2040 85 - 90 21602. Nước chanh
Nước chanh cung cấp vitamin C cho cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự cân bằng nước trong cơ thể. Với tình trạng đau đầu liên quan đến mất nước hoặc căng thẳng, uống nước chanh có thể giúp bạn cải thiện cơn đau.
3. Cà phê
Uống gì để giảm đau đầu nhanh và hiệu quả? Loại thức uống phổ biến có thể giúp bạn cải thiện cơn đau đầu chính là cà phê. Cà phê chứa caffeine - chất có thể giúp thu hẹp mạch máu, hạn chế lưu lượng máu, từ đó làm giảm đau đầu. Tuy nhiên bạn nên uống cà phê với lượng phù hợp, tránh lạm dụng gây phản tác dụng.
4. Trà xanh
Uống nước gì để hết nhức đầu? Uống trà có thể giúp làm giảm bớt cơn đau và sự khó chịu. Trong đó, trà xanh được đánh giá là một trong những loại thức uống có hiệu quả hỗ trợ giảm đau cao. Trà xanh chứa một lượng lớn epigallocatechin gallate (EGCG) chống viêm, giúp đối phó với chứng đau đầu và đau nửa đầu. Uống trà xanh cũng giúp bạn bổ sung các chất chống oxy hóa, góp phần cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa cũng như làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác. (1)
5. Trà gừng
Gừng có tác dụng chống vi khuẩn, giảm viêm và giảm đau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể giúp làm giảm cảm giác mệt mỏi, đau đầu. Vì trong thành phần của gừng có chứa các chất chống viêm giúp ức chế tác nhân gây đau đầu.
Đặc biệt, uống trà gừng còn giúp làm ấm bụng, ngủ ngon hơn, không có tác dụng phụ. Nếu bạn đang tìm hiểu xem đau đầu uống nước gì thì có thể cân nhắc lựa chọn trà gừng.
6. Trà bạc hà
Trà bạc hà là một trong những thức uống có hiệu quả giảm đau đầu rất tốt. Theo Viện Đau đầu Quốc gia Hoa Kỳ (National Headache Institute), trà bạc hà giúp thư giãn cơ và giảm đau. Đặc biệt, trà có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng. Bạn có thể kết hợp trà bạc hà với một số loại thảo mộc khác như hoa cúc, hoa nhài, gừng, vỏ cam, quế…
7. Trà hoa cúc
Uống gì để giảm đau đầu, đặc biệt là khi gặp tình trạng đau nửa đầu migraines? Bạn có thể dùng một tách trà hoa cúc để làm dịu cơn đau đầu của mình. Trà hoa cúc giúp thư giãn tâm trí và cơ thể, góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dầu hoa cúc cũng hữu ích trong việc cải thiện chứng đau nửa đầu, giảm đau và buồn nôn. Bên cạnh việc uống trà hoa cúc, bạn cũng có thể đặt trực tiếp túi trà hoa cúc ấm lên vị trí đau ở vùng đầu - cổ để giảm đau.
8. Nước húng quế
Húng quế là một loại thảo mộc thường được sử dụng để chữa trị các vấn đề về dạ dày như co thắt dạ dày, chán ăn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Ngoài ra, nước húng quế cũng được biết đến với hiệu quả giảm đau đầu. Bạn có thể cho lá rau húng quế đã rửa sạch vào trong nước sôi rồi đợi khoảng 5 phút. Đến khi tinh chất từ lá húng quế hòa tan vào trong nước là có thể dùng được. Với người thường xuyên bị đau đầu, bạn có thể dùng nước húng quế vài lần/tuần.
9. Sinh tố rau
Đau đầu nên uống gì để mau thuyên giảm? Uống sinh tố từ các loại rau là cách hữu ích giúp bạn khắc phục cơn đau đầu. Các chuyên gia cho biết, nếu không ăn đủ rau lá xanh bạn có thể bị thiếu vitamin B9 (folate) - một loại vitamin B quan trọng. Acid folic (một dạng folate) có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nửa đầu. Trong khi đó, các loại rau màu xanh đậm có chứa hàm lượng folate cần thiết cho sức khỏe của bạn. Vì thế, việc dùng sinh tố rau có thể làm giảm triệu chứng của các cơn đau đầu cũng như hạn chế tần suất xuất hiện cơn đau. Để làm sinh tố rau trị đau đầu, bạn có thể chọn những loại rau xanh khác nhau, chẳng hạn như cải xoăn hoặc rau bina, chế biến cùng với các loại quả mọng và sữa thực vật.
10. Nước ép cam
Nước ép cam cũng là lựa chọn phù hợp nếu bạn đang thắc mắc uống gì để giảm đau đầu. Nước ép cam chứa nhiều vitamin C - chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm cho cơ thể. Không chỉ vậy, nước ép cam cũng giúp bạn bổ sung đủ nước, giảm nguy cơ mất nước từ đó góp phần cải thiện chứng đau đầu.
11. Nước ép nho
Nhức đầu uống nước gì thì tốt? Bạn có thể lựa chọn nước ép nho cho những ngày đau đầu. Vì nước ép nho sẽ giúp bạn bổ sung magie - khoáng chất quan trọng có thể làm giảm các cơn đau nửa đầu.
Thiếu magie làm cho các mạch máu trong não nhanh chóng giãn nở hoặc co lại, dẫn đến cơn đau đầu. Phụ nữ trưởng thành cần từ 310 mg đến 320 mg magie/ngày. Trong khi nam giới trưởng thành cần từ 400 đến 420 mg magie/ngày. Nhu cầu dung nạp magie còn tùy thuộc vào độ tuổi.
Việc uống nước ép nho thường xuyên không chỉ giúp bạn cải thiện các triệu chứng đau đầu mà còn ngăn chặn cơn đau đầu tái phát. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về việc bổ sung đường vào nước ép. Việc cho thêm quá nhiều đường sẽ gây đau đầu, làm giảm hiệu quả của nước ép nho.
12. Các loại nước trái cây
Uống không đủ nước có thể dẫn đến chứng đau đầu. Thay vì uống nước lọc có thể “nhàm chán”, bạn có thể dùng các loại nước ép trái cây không hoặc ít đường để tăng hương vị.
Lúc này, bạn sẽ uống nhiều nước hơn, từ đó tránh gặp tình trạng mất nước có thể gây ra cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu. Bạn chỉ cần thêm trái cây tươi cắt nhỏ vào ly nước là đã có thể làm tăng hương vị và chất dinh dưỡng. Tùy thuộc vào loại trái cây được sử dụng, bạn có thể nhận được thêm các lợi ích bổ sung khác. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, các loại nước trái cây không thể thay thế hoàn toàn cho nước lọc.
Đau đầu không nên uống gì?
Một số thức uống có thể làm tăng cảm giác đau đầu. Do đó, bên cạnh việc quan tâm xem uống gì để giảm đau đầu, bạn cũng cần cân nhắc hạn chế các loại đồ uống sau đây trong khẩu phần hằng ngày:
1. Cà phê
Đau đầu nên uống nước gì? Đó chính là thức uống có chứa caffeine như cà phê. Tuy nhiên những người đau đầu cũng không được dung nạp quá nhiều caffeine. Mặc dù caffeine trong cà phê có thể giúp giảm đau đầu trong một số trường hợp. Thế nhưng nếu bạn uống quá nhiều, bạn vẫn có thể bị đau đầu nặng hơn.
Uống quá nhiều caffeine có thể dẫn đến tình trạng nghiện caffeine. Lúc này, bạn dễ bị đau đầu nếu không đáp ứng lượng caffeine kịp thời cho cơ thể. Hơn nữa, uống quá nhiều cà phê và các loại thức uống chứa caffeine sẽ dễ gây mất ngủ - một nguyên nhân có thể dẫn đến đau đầu. Do đó, bạn chỉ nên dùng một lượng cà phê thật nhỏ và tránh lạm dụng uống quá thường xuyên. (2)
2. Rượu, bia và đồ uống có cồn
Rượu có thể làm bạn mất nước và gây đau đầu hoặc làm tình trạng đau đầu diễn ra tồi tệ hơn. Đặc biệt, rượu vang đỏ còn chứa tyramine và tannin trong thành phần - các chất có thể gây đau đầu ở một số người.
3. Nước ngọt
Nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga có thể gây ra cảm giác đau đầu. Cụ thể, hàm lượng đường cao trong nước ngọt có thể làm tăng cảm giác đau đầu. Do đó, bạn không nên uống nước ngọt quá nhiều. Nước ngọt cũng gây lợi tiểu và dẫn đến mất nước - một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau đầu. (3)
Bạn cũng cần lưu ý, đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu não, u não, xuất huyết não, tắc mạch máu não… Vì thế, nếu bạn có những cơn đau đầu kéo dài, diễn ra nghiêm trọng, không khỏi khi dùng thuốc và nghỉ ngơi thì tốt nhất nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Đau đầu uống nước dừa được không?
Khoa Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những địa điểm đáng tin cậy giúp thăm khám và điều trị chứng đau đầu cũng như các bệnh lý thần kinh khác. Bệnh viện đầu tư hệ thống máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu, giúp nhanh chóng phát hiện nguyên nhân gây đau đầu. Các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm tại bệnh viện cũng tận tâm, nhiệt tình, giúp người bệnh đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, tối ưu.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã phần nào biết nên chọn những loại thức uống nào để hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả. Bên cạnh việc tìm hiểu xem uống gì để giảm đau đầu hay đau đầu nên uống gì, bạn đừng quên thay đổi lối sống, cố gắng ngủ sớm, tập thể dục thể thao thường xuyên… để khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả hơn.