Cúm và cảm lạnh là hai căn bệnh về đường hô hấp, có triệu chứng tương đồng như sốt, nghẹt mũi, hắt hơi… nhưng cúm là bệnh lý nhiễm trùng do virus cúm gây ra với triệu chứng diễn biến nghiêm trọng hơn, nguy cơ cao biến chứng hoặc thậm chí tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Điều này khiến người bệnh lo ngại về việc vệ sinh, tắm gội khi mắc bệnh có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vậy bị cảm cúm có nên tắm gội không? Đâu là những lưu ý khi tắm gội để không khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
BS Nguyễn Như Điền - Quản lý Y khoa vùng 5 - miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 1 tỷ ca nhiễm cúm, trong đó có 3 - 5 triệu ca nặng, 290.000 - 650.000 ca tử vong (1). Tại nước ta, mỗi năm ghi nhận 60.000 - 1 triệu ca nhiễm cúm (2). Nếu được điều trị tích cực, sau từ 4 - 7 ngày, bệnh cúm sẽ khỏi dần. Ngược lại, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nếu không được điều trị đúng cách. Tiêm vắc xin cúm từ lâu đã được công nhận là phương pháp y tế quan trọng giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả, giảm biến chứng và tỷ lệ tử vong.Dữ liệu từ mùa cúm 2015 - 2016 cho thấy, nhờ tiêm vắc xin cúm rộng rãi trong giai đoạn đó, ước tính 5 triệu ca cúm đã được ngăn ngừa - tương đương với số lượng hành khách đi qua Sân bay quốc tế Denver trong 1 tháng. Vắc xin cúm ngăn ngừa khoảng 2,5 triệu lượt khám bệnh liên quan đến cúm, tương đương với toàn bộ dân số của Portland, Oregon; đồng thời tránh được 71.000 ca nhập viện, một con số đáng kể đến mức có thể lấp đầy mọi giường bệnh đã đăng ký tại tiểu bang Texas.”
Bị cảm cúm có nên tắm gội không?
Có thể tắm gội khi bị cảm cúm nhưng cần thực hiện đúng cách để không làm trầm trọng thêm các triệu chứng của cảm cúm. Vấn đề bị cảm cúm có nên tắm gội không được rất nhiều người bàn luận. Đa số ý kiến cho rằng, khi bị cảm hoặc cúm không nên tắm do các bệnh này thường gây triệu chứng sốt, ớn lạnh, chảy nước mũi, hắt hơi, mệt mỏi…, nếu tắm gội có thể khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn, khiến việc điều trị khó khăn và kéo dài thời gian mắc bệnh.
Nhiều người lại tin vào quan niệm từ xưa của dân gian rằng, bị cảm hoặc cúm phải tuyệt đối kiêng gió, nước, không tắm, gội suốt thời gian mắc bệnh để hạn chế biến chứng. Kèm theo đó là đắp mền, ủ ấm cho người bệnh.
Thực tế, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng việc tắm gội mang lại nhiều tác động tích cực cho người bệnh. Đầu tiên, việc tắm gội đúng cách khi bị cúm khiến người bệnh thoải mái hơn, vì việc đổ mồ hôi do sốt khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Tắm gội sẽ giúp loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn trên tóc và da đầu, giúp người bệnh thoải mái, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, gội đầu khi tắm còn có tác dụng thư giãn, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi hiệu quả.
Khi gội đầu, cơ thể được tiếp xúc với nước ấm, giúp tăng cường lưu thông máy giảm đau nhức cơ và thư giãn tinh thần. Hơi nước còn có tác dụng loãng dịch nhầy, loại bỏ cảm giác khó chịu ở mũi, giúp thông mũi, dễ thở hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải người bệnh cảm hoặc cúm cũng có thể tắm gội và nếu không tắm gội đúng cách cũng có thể mang đến những rủi ro cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Bị cúm A có nên tắm gội không?
Rủi ro có thể gặp phải khi tắm gội trong lúc bị cúm
Vậy những rủi ro có thể gặp phải khi tắm gội trong lúc bị cảm, cúm là gì?
Đầu tiên, ở những người bệnh có triệu chứng sốt cao, ho nhiều, chóng mặt. Lúc này, cơ thể người bệnh đã suy yếu nghiêm trọng, tắm gội có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, khiến bệnh nặng hơn, đe dọa sức khỏe và thời gian phục hồi của bệnh. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ nên gội đầu sau 24 giờ, khi thân nhiệt đã giảm xuống và không còn sốt cao.
Rủi ro tiếp theo có thể xuất phát từ việc tắm nước lạnh khi bị cảm, cúm. Việc xả nước lạnh trực tiếp lên cơ thể khi bị cảm, cúm có thể gây ra những tổn thương đáng kể, khiến cơ thể nhiễm lạnh, làm tình trạng bệnh nặng hơn. Ngược lại, nếu tắm bằng nước ấm (khoảng 36 - 38 độ C) có thể làm sạch tóc hiệu quả hơn, kích thích tuần hoàn máu tại da đầu, giúp người bệnh dễ chịu, thư giãn tinh thần và có giấc ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, thói quen tắm ngay sau khi ăn mang lại những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người bệnh và kể cả người khỏe mạnh. Tắm ngay sau khi ăn làm ngăn cản việc tiêu hóa và mất cân bằng trong cơ thể, vì lúc này máu ở dạ dày cần cho quá trình tiêu hóa sẽ lưu thông đến các bộ phận khác của cơ thể. Nếu tắm quá khuya có thể gây tình trạng sốc nhiệt. Các mạch máu não có thể bị co lại đột ngột, gây đột quỵ não rất nguy hiểm cho bệnh nhân.

Hướng dẫn tắm và gội đầu an toàn khi bị cảm cúm
Bên cạnh bị cảm cúm có nên tắm gội không thì nhiều người cũng quan tâm về cách tắm và gội đầu an toàn khi mắc cảm cúm. Để vệ sinh cơ thể hiệu quả, tắm gội an toàn khi bị cảm, cúm, người bệnh nên làm theo các hướng dẫn sau.
1. Hướng dẫn tắm cho người bệnh cảm cúm
Người bị cảm, cúm không tắm khi sốt cao và lưu ý không được tắm nước lạnh để tránh khiến tình trạng bệnh xấu hơn. Người bệnh nên tắm bằng nước ấm, nhưng không quá nóng, ở nhiệt độ khoảng 36 - 38 độ C. Có thể pha nước tắm với muối Epsom (hay muối magie sulphat) để tăng tác dụng giảm đau cơ, khớp, đau đầu, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Hoặc nếu không có muối Epsom, người bệnh cũng có thể pha nước tắm với các loại tinh dầu như khuynh diệp để giúp thông mũi.
Lưu ý, không tắm quá lâu, chỉ nên tắm trong vòng 10 - 15 phút để tránh mất nước hoặc nhiễm lạnh. Cuối cùng, người bệnh nên bổ sung thêm nước sau khi tắm, vì nhiệt từ bồn tắm có thể khiến cơ thể mất độ ẩm.
2. Hướng dẫn gội đầu cho người bệnh cúm
Bất kể người bệnh có loại tóc nào, sau 3 - 4 ngày không gội đầu cũng có thể khiến da đầu và tóc trở nên bết, rít. Tóc và da đầu càng nhờn, càng thu hút nhiều bụi bẩn, vi khuẩn hơn. Đó là lý do khi bị cảm, cúm người bệnh nên gội đầu để tẩy sạch vi khuẩn và bụi bẩn tồn đọng trên da đầu. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng nước ấm khi gội đầu thay vì nước lạnh. Gội đầu bằng nước ấm có công dụng làm sạch tóc tốt hơn, kích thích tuần hoàn máu tại da đầu và giúp bạn cảm thấy dễ chịu.
Nên gội nhanh trong khoảng 5 - 10 phút, không nên dùng mặt nạ dưỡng tóc vì có thể kéo dài thời gian tắm gội, khiến người bệnh dễ nhiễm lạnh hơn. Ngoài ra, nên sử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ, không gây kích ứng da đầu. Sau khi gội, nên sấy khô tóc, không nên ngồi quạt hoặc điều hòa, cũng không nên đứng ngoài trời nơi có nhiều gió.

Có thể bạn quan tâm: Bị cúm B có được tắm không?
Khi nào không nên tắm và gội đầu khi bị cúm?
Người bệnh cảm, cúm không nên tắm gội nếu đang sốt cao, vì có thể khiến nhiệt độ tăng cao hơn, bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, không tắm ngay khi thức dậy lúc sáng sớm hoặc tắm quá khuya. Khi vừa ngủ dậy, cơ thể chưa phục hồi các chức năng, gồm cả khả năng lưu thông máu. Nếu tắm gội ngay lúc này có thể kích thích mạch máu não đột ngột, gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Ngoài ra, sáng sớm nhiệt độ xuống thấp, nếu tắm gội sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe với các biểu hiện dễ thấy như chóng mặt, đau đầu, nặng hơn là đột quỵ.
Tắm sau 22 giờ đêm sẽ dễ bị đau đầu, mỏi cổ vai gáy dẫn đến tai biến, đột quỵ. Đặc biệt tắm quá khuya rất nguy hiểm với người cao tuổi do đặc thù mạch máu bị vôi hóa, huyết áp cao, dễ đột quỵ. Người có tiền sử bệnh huyết áp, rối loạn tiền đình, huyết áp thấp cần cẩn thận. Việc gội đầu đêm khuya còn khiến các dây thần kinh co lại. Nếu mạch máu tắc nghẽn sẽ không cung cấp đủ máu cho các dây thần kinh mặt, dẫn đến liệt mặt, méo miệng. (3)
Trong các trường hợp không tắm được, người bệnh có thể lau người bằng khăn sạch và nước ấm. Lau người nhanh trong không gian kín, tránh gió lùa và cần giữ ấm cẩn thận sau khi lau mình.
Cách chăm sóc sức khỏe khi bị cúm
Bên cạnh bị cảm cúm có nên tắm gội không thì cần lưu ý gì khi chăm sóc người bị cúm. Để hỗ trợ quá trình phục hồi, bệnh nhân cảm, cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi thoáng khí, tránh gió lùa, nhiệt độ quá cao hay quá thấp. Không nằm phòng máy lạnh vì có thể khiến triệu chứng bệnh khó thuyên giảm, thậm chí có thể làm nặng hơn triệu chứng khản cổ, khàn tiếng.
Nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ. Hiện cúm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, người bệnh thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc loãng đờm, thuốc ho… tùy theo triệu chứng ở từng người bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, gây kháng thuốc và nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.
Bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát, kết hợp cùng xông các loại lá thơm như lá chanh, lá buổi, bạc hà, lá sả… để thông mũi, toát mồ hôi, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Mỗi ngày, bệnh nhân cần nhỏ mũi bằng nước muối, ăn các loại thức ăn lỏng, nóng, dễ tiêu và bổ sung đủ nước cho cơ thể. Nước có thể là nước lọc, nước trái cây, súp…
Nếu sau 7 ngày, triệu chứng không thuyên giảm hoặc sốt đi sốt lại nhiều lần, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị, vì có thể lúc này bệnh nhân đã bội nhiễm vi khuẩn hoặc gặp các biến chứng bệnh khó lường.
Cách phòng ngừa cúm an toàn, hiệu quả
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tiêm phòng cúm đúng lịch, đủ mũi và nhắc lại hằng năm là cách phòng bệnh cúm an toàn, hiệu quả. Tiêm vắc xin phòng cúm đặc biệt quan trọng với những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh và diễn biến nặng như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi có bệnh nền, phụ nữ mang thai.
Theo Hiệp hội Hô hấp châu Âu, cúm mùa không phải là bệnh vặt ở người cao tuổi, mà có thể tăng nguy cơ đột quỵ ở nhóm đối tượng này lên gấp 8 lần, nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim tăng gấp 10 lần, nguy cơ viêm phổi gấp 8 lần. Tiêm vắc xin cúm cho người cao tuổi giúp giảm tỷ lệ tử vong 70 - 80%, giảm nguy cơ nhập viện và nguy cơ tăng nặng bệnh lý nền do cúm.
Ở phụ nữ mang thai khi mắc cúm có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi, phải thở máy, sử dụng kháng sinh liều cao, ECMO (đặt tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể), đe dọa sự an toàn của mẹ và thai nhi. Vắc xin phòng cúm có thể tiêm trước mang thai hoặc trong 3 tháng giữa, 3 tháng cuối thai kỳ. Vắc xin đã được chứng minh giúp giảm 50% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cấp tính, 27% tỷ lệ sinh non. Mẹ tiêm phòng cúm còn truyền kháng thể sang cho thai nhi, bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu đời.

Xem thêm: Tại sao phải tiêm phòng cúm hằng năm?
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC hiện có đầy đủ các loại vắc xin phòng cúm tứ giá thế hệ mới như Vaxigrip Tetra (Pháp) và Influvac Tetra (Hà Lan), phòng 4 chủng virus cúm nguy hiểm và phổ biến như cúm A (H1N1 và H3N2) và cúm B (Yamagata và Victoria) cho trẻ từ 6 tháng và người lớn. Cùng với đó là vắc xin cúm tam giá được sản xuất tại Việt Nam - Ivacflu-S, phòng 2 chủng virus cúm A và 1 chủng virus cúm B, chỉ định chủng ngừa cho người từ 18 tuổi trở lên.
Không chỉ có đầy đủ vắc xin phòng cúm, VNVC còn có danh mục vắc xin đa dạng với hơn 50 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và người lớn.
Là đối tác chiến lược toàn diện của các hãng vắc xin uy tín hàng đầu thế giới, VNVC được quyền nhập khẩu vắc xin chính hãng, chất lượng cao với số lượng lớn, đặt trước trong nhiều năm, đảm bảo nguồn cung bền vững, liên tục, cung ứng đầy đủ vắc xin, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh của người dân cả nước.
Toàn bộ vắc xin được bảo quản trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP theo tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) giúp vắc xin được bảo quản trong điều kiện tối ưu từ 2 - 8 độ C theo đúng yêu cầu từ nhà sản xuất.
VNVC còn là đơn vị tiên phong xây dựng quy trình tiêm chủng an toàn gồm 8 bước khép kín, đảm bảo tất cả các bước trong quy trình được thực hiện đúng cách, vận hành một chiều chặt chẽ và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt, mang lại sự an toàn tối đa cho Quý Khách hàng. Tại mỗi trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc đều trang bị phòng xử trí sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
VNVC còn có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, được đào tạo bài bản các kiến thức về thực hành an toàn tiêm chủng. Điều dưỡng viên được đào tạo kỹ năng tiêm ít đau, nhẹ nhàng, êm ái cùng với sự chu đáo và nhiệt tình với trẻ nhỏ. 100% bác sĩ, điều dưỡng viên có chứng chỉ an toàn tiêm chủng.
Nhằm tạo sự thoải mái cho Quý Khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng cao cấp tại trung tâm, VNVC còn đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở vật chất, với không gian sảnh chờ rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ; đầy đủ phòng chức năng cho mẹ và bé như phòng pha sữa, phòng thay tã, phòng cho bé bú, khu vui chơi trẻ em và nhiều tiện ích miễn phí khác đi kèm như sạc điện thoại, wifi, nước uống sạch, khăn giấy ướt/ khô, miễn phí hoặc hỗ trợ phí giữ xe…
Giá vắc xin tại VNVC được niêm yết công khai, rõ ràng và đồng bộ trên toàn Hệ thống. VNVC cam kết với Khách hàng không tăng giá trong thời điểm vắc xin khan hiếm hoặc khi có dịch bệnh xảy ra.
Kèm theo đó là nhiều chương trình ưu đãi giá cho nhiều người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với vắc xin, như ưu đãi giá tiêm lẻ, ưu đãi combo vắc xin, ưu đãi gói vắc xin và đặc biệt là chính sách “Tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau” với toàn bộ lãi suất được VNVC chi trả thay Khách hàng. Khách hàng có thể tiêm ngay các mũi vắc xin có trong gói mà không cần thanh toán hết một lần. Thời hạn thanh toán linh hoạt 6 hoặc 12 tháng.
Để được tư vấn các thông tin xoay quanh vắc xin cúm cho trẻ em và người lớn, đặt mua vắc xin, Quý khách vui lòng liên hệ VNVC theo thông tin sau:
- Hotline: 028 7102 6595;
- Fanpage: VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn;
- Tra cứu trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất tại đây;
- Để đặt mua vắc xin và tham khảo các sản phẩm vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập: https://vax.vnvc.vn/vaccine;
- Xem thêm những thông tin tiêm chủng hữu ích từ kênh Tik Tok Bác sĩ Tiêm chủng VNVC.
Quý Khách hàng có thể tải VNVC Mobile App dễ dàng bằng 2 link sau:
- IOS (iPhone, iPad…): https://bit.ly/VNVC_APPSTORE
- Android (Oppo, Samsung, Sony…): https://bit.ly/VNVC_GGPLAY
Bên cạnh việc tiêm phòng cúm, người dân cần kết hợp các biện pháp phòng bệnh khác như giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, tránh tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Người cao tuổi cần chú ý giữ ấm khi thời tiết giao mùa, hạn chế ra khỏi ra lúc sáng sớm, súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, không hút thuốc lá, thuốc lào…
Tóm lại, người bị cảm cúm có nên tắm gội không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tắm gội đúng cách giúp người bệnh thoải mái hơn, loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp thư giãn tinh thần hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý rằng bệnh nhân cảm, cúm không nên tắm gội nếu đang sốt cao, không tắm quá sớm hoặc quá khuya. Sau khi tắm cần lau khô người, sấy tóc và không phơi gió. Hy vọng bài viết bị cảm cúm có tắm được không trên đây đã giải đáp được thắc mắc cho bạn.