BÀI THUYẾT TRÌNH
“Giáo viên làm đồ dùng dạy học” Năm học 2016 - 2017
Xin kính chào quý vị đại biểu, quý ban giám khảo và các đồng chí cán bộ, giáo viên đến với gian trưng bày đồ dùng dạy học tự làm của trường Tiểu học Phú Tiến.
Kính thưa quý vị đại biểu, quý ban giám khảo, thưa toàn thể hội thi!
Đến với hội thi “giáo viên làm đồ dùng dạy học” cấp huyện năm học 2016 - 2017. Lời đầu tiên, cho phép tôi được gửi tới ban giám khảo cùng toàn thể các thầy cô giáo lời kính chúc sức khoẻ và hạnh phúc, chúc hội thi thành công tốt đẹp.
Đây là một cuộc thi mang ý nghĩa thiết thực, nhằm phát huy sự thông minh sáng tạo của mỗi giáo viên trong việc thiết kế đồ dùng dạy học, góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại và nâng cao chất lượng giáo dục. Giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức của bài học một cách hiệu quả nhất.
1. Mô hình Nhà rông:
- Nhóm giáo viên thực hiện: Đinh Hạnh Loan, Chu Minh Thủy, Nguyễn Thị Hồng Thương, Nguyễn Thị Thu Hiền
- Chất liệu: tre
- Cách làm: Dùng keo và các thanh tre nhỏ gắn lại thành mô hình.
- Mục đích sử dụng: sử dụng trong môn học Tiếng Việt và Lịch sử. Cụ thể
+ Môn Tiếng Việt lớp 3: Bài 15C: Nhà rông ở tây Nguyên
+ Môn Tiếng Việt lớp 5: Luyện tập văn tả cảnh
+ Môn Lịch sử và Địa lý lớp 4: Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
- Mô tả cách sử dụng:
+ Bài 15C: Nhà rông ở Tây Nguyên- Môn Tiếng Việt lớp 3
Cho HS quan sát mô hình nhà rông - Giáo viên sử dụng mô hình nhà rông để giới thiệu bài đọc.
+ Môn Tiếng Việt lớp 5: Luyện tập văn tả cảnh
HS quan sát mô hình, GV hướng dẫn lập dàn ý tả cảnh.
+ Môn Lịch sử lớp 4: Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
Cho HS quan sát mô hình nhà rông, giới thiệu Nhà rông ở Tây Nguyên. Ở Hoạt động 2 HS quan sát và mô tả về Nhà Rông Tây Nguyên.
- Hiệu quả sử dụng: Vật liệu dễ kiếm, di chuyển dễ dàng. Vùng chúng ta không có nhà Rông nên khi HS được quan sát nhà Rông thì các em rất hứng thú, mô tả Nhà Rông một cách chân thực.
2. Mô hình chùa Một Cột
- Nhóm giáo viên thực hiện: Lê Quỳnh Vân và Chí Thị Kim Nhung
- Chất liệu làm bằng tre.
- Cách làm: Dùng keo và các thanh tre nhỏ gắn lại
- Mục đích sử dụng: Sử dụng trong môn Lịch sử lớp 4. Bài 10: Chùa thời Lý
+ Môn Lịch sử lớp 4, trong Bài 10: Chùa thời Lý.
GV cho HS mô hình khi giới thiệu về ngôi chùa này. Ngoài ra khi ta trang trí thêm phong cảnh xung quanh ta cũng có thể sử dụng cho Luyện tập văn tả cảnh trong môn Tiếng Việt lớp 5 để hướng dẫn HS tả cảnh đẹp quê hương em.
- Hiệu quả sử dụng: Mô hình nhỏ gọn, nhẹ nhàng nên rất dễ sử dụng và di chuyển thuận tiện.
3. Bộ biển báo giao thông:
- Nhóm giáo viên thực hiện: Ma Ngọc Bích, Nông Thị Điệp
- Chất liệu: Tấm mếch, giấy đề can, chân gỗ
- Cách làm: Phần mặt biển báo sử dụng giấy đề can dán vào tấm make, phần chân biển báo được làm từ gỗ.
- Mục đích sử dụng: sử dụng trong môn học Tự nhiên và xã hội lớp 1 và lớp 2, môn Thủ công lớp 2, An toàn giao thông các khối lớp. Cụ thể:
+ Thủ công lớp 2: Bài 9: Cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
Bài 10: Cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
+ TNXH lớp 1: Bài 21: An toàn trên đường đi học.
+ TNXH lớp 2: Bài 20: Đường giao thông
+ ATGT lớp 1: Bài 3: Đèn tín hiệu giao thông.
+ ATGT lớp 2: Bài 3: Hiệu lệnh và biển báo hiệu giao thông đường bộ.
+ ATGT lớp 3: Bài 3: Biển báo hiệu giao thông đường bộ.
+ ATGT lớp 4: Bài 1: Giao thông đường bộ.
- Mô tả cách sử dụng: Sản phẩm gồm 7 biển báo và 1 đèn tín hiệu:
1. Biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
2. Biển báo giao thông cấm đỗ xe.
3. Biển báo giao thông chỉ Đường dành cho người đi bộ.
4. Biển báo giao thông Cấm người đi bộ.
5. Biển báo giao thông chỉ Đường dành cho xe thô sơ.
6. Biển báo giao thông Giao nhau với đường sắt không có rào chắn
7. Biển báo giao thông Giao nhau có đèn tín hiệu.
8. Đèn xanh đèn đỏ.
+ Với môn Thủ công lớp 2: Bài 8: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Bài 9: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
Chúng tôi cho HS quan sát và nhận xét mẫu trước khi GV hướng dẫn mẫu. (Sử dụng Biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều và biển báo giao thông cấm đỗ xe).
+ Bài 20: Đường giao thông - TNXH lớp 2: Sử dụng trong trò chơi “Biển báo nói gì” (Sử dụng Biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều, biển báo Đường dành cho người đi bộ, biển báo Cấm người đi bộ, biển báo Đường dành cho xe thô sơ, biển báo Giao nhau với đường sắt không có rào chắn, biển báo Giao nhau có đèn tín hiệu.)
+ Bài 21: An toàn trên đường đi học - TNXH lớp 1: Sử dụng trong trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ” (Sử dụng Đèn tín hiệu giao thông)
+ Các tiết ATGT: GV cho HS quan sát biển báo, nhận biết các loại biển báo.
Ngoài ra có thể sử dụng các bộ biển báo giao thông trong Kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông của Đội viên.
- Hiệu quả sử dụng: Vật liệu dễ kiếm, dễ làm, HS thích thú khi nhìn thấy biển báo giao thông. Các em chủ động tiếp thu kiến thức.
4. Thế giới động vật, thế giới thực vật và “ tre, mây ”:
1. Nguyên liệu: Bộ đồ dùng này được trường chúng tôi làm từ những nguyên liệu như giấy xốp, bông, xốp, vải, da, len, tre, mây.
2. Ứng dụng: Bộ đồ dùng này được sử dụng để giảng dạy ở các môn học cụ thể như sau:
a. Động vật trên cạn:
+ Môn TNXH:
- Con gà : TNXH lớp 1 - Tuần 26.
- Con mèo - TNXH lớp 1 - Tuần 27.
- Một số loài vật sống trên cạn - TNXH lớp 2 - Tuần 28.
- Môn TNXH lớp 3: Bài 17: Trang 3 quyển 2: Thế giới thực vật và động vật xung quanh ta; Bài 24: Trang 44 quyển 2: Một số động vật trên cạn.
+ Môn tập đọc:
- Gà tỉ tê với gà - Tập đọc lớp 2 - Tuần 17.
- Gà trống và cáo - Tiếng việt 4 - Tuần 5.
- Chú chó nhà hàng xóm - Tập đọc lớp 2 - Tuần 16.
b. Động vật dưới nước:
+ Môn TNXH:
- Con cá - TNXH lớp 1 - Tuần 25.
- Một số loài vật sống dưới nước - TNXH lớp 2 - Tuần 29.
- Môn TNXH lớp 3: Bài 17: Trang 3 quyển 2: Thế giới thực vật và động vật xung quanh ta; Bài 23: Trang 38 quyển 2: Một số động vật dưới nước.
+ Môn mỹ thuật:
- Vẽ tranh : Đề tài các con vật quen thuộc - mĩ thuật 4 - tuần 3.
c. Cây, cây rau, hoa:
+ Môn TNXH:
- Cây rau - TNXH lớp 1 - Tuần 22.
- Một số loài cây sống dưới nước - TNXH lớp 2 - tuần 25.
- Một số loài cây sống trên cạn - TNXH lớp 2 - tuần 25.
- Cây gỗ - TNXH lớp 1 - tuần 24.
- Cây hoa - TNXH lớp 1 - tuần 23.
- Môn TNXH lớp 3: Bài 17: Trang 3 quyển 2: Thế giới thực vật và động vật xung quanh ta.
+ Môn tập đọc, tập làm văn:
- Cây xoài của ông em - tập đọc lớp 2 - tuần 11.
- Cây dừa - tập đọc lớp 2 - tuần 28.
- Những quả đào - tập đọc 2 - tuần 29.
- Bóp nát quả cam - tập đọc 2 - tuần 33.
- Tiếng chổi tre - tập đọc 2 - tuần 32.
- Miêu tả cây cối - tâp làm văn lớp 4 - tuần 5.
+ Môn Mỹ thuật:
- Vẽ theo mẫu: vẽ cây - Mĩ thuật 4 - tuần 27.
- Vẽ theo mẫu : Vẽ hoa, lá - mĩ thuật 4 - tuần 2.
- Vẽ trang trí: Vẽ đơn giản hoa, lá - mĩ thuật 4 - tuần 9.
+ Môn kĩ thuật:
- Trồng cây rau, hoa - kĩ thuật lớp 4 - tuần 22, 23.
- Chăm sóc rau, hoa - kĩ thuật lớp 4 - tuần 24, 25.
d. Tre, mây:
- Bài 22: Tre, mây, song - Khoa học Lớp 5 - Tuần 11.
Trên đây là phần giới thiệu các đồ dùng dạy học của trường Tiểu học Phú Tiến gửi đến hội thi. Kính mong được sự góp ý của Ban giám khảo và tất cả các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!