Nhiều người cho rằng để đo độ cận cần phải đến các phòng khám, bệnh viện hoặc cửa hàng kính mắt. Tuy nhiên, vẫn có những cách đo độ cận tại nhà mà bạn có thể thực hiện. Thử đo độ cận ngay bên dưới!
Hướng dẫn cách đo mắt cận tại nhà
Kiểm tra thị lực mắt bên phải
Để kiểm tra thị lực mắt phải, bạn có thể sử dụng tay che mắt bên trái và sau đó nhìn vào hình ảnh dưới đây để xác định hướng mà chữ E đang quay (lên, xuống, sang phải, hoặc sang trái).
Kiểm tra thị lực mắt bên trái
Tương tự như các kiểm tra thị lực mắt phải, bạn hãy sử dụng tay để che mắt phải. Sau đó, sử dụng mắt trái để nhìn vào hình ảnh dưới đây và cho biết chữ E đang quay về hướng nào: phía trên, phía dưới, bên trái, hoặc bên phải?
Hướng dẫn kiểm tra loạn thị tại nhà
Đối với những người có vấn đề về mắt như loạn thị, hãy tiến hành kiểm tra theo các bước sau:
- Bước 1: Ngồi cách màn hình máy tính khoảng 1 mét.
- Bước 2: Nếu bạn đang đeo kính, hãy tiếp tục đeo kính trên mắt và thực hiện kiểm tra, không quan trọng loại kính mắt bạn đang sử dụng (kính cận, kính viễn hoặc kính loạn)
- Bước 3: Sử dụng tay che mắt từng bên để thực hiện kiểm tra.
- Bước 4: Nhìn vào hình ảnh để xác định độ sáng và tối.
Kiểm tra loạn thị mắt bên phải
Sử dụng 1 tay che mắt trái, sau đó nhìn vào hình để xác định xem các đường thẳng từ 1-7 có nét nào đậm hoặc sắc nét hơn không? Trả lời có hoặc không.
Kiểm tra loạn thị mắt bên trái
Sử dụng 1 tay che mắt phải, sau đó nhìn vào hình và xác định xem các đường thẳng từ 1-7 có nét nào đậm hoặc sắc nét hơn không? Trả lời có hoặc không.
Hướng dẫn kiểm tra mức độ nhạy cảm với ánh sáng của mắt
Để kiểm tra mức độ nhạy cảm của mắt với ánh sáng, bạn có thể thực hiện theo 4 bước như sau:
- Bước 1: Mở màn hình máy tính và ngồi cách màn hình khoảng 1 mét.
- Bước 2: Nếu bạn đang đeo kính, hãy tiếp tục đeo kính như bình thường để thực hiện kiểm tra bao gồm cả kính cận, kính viễn hoặc kính loạn.
- Bước 3: Sử dụng một tay để che một bên mắt.
- Bước 4: Nhìn vào hình ảnh và xác định hướng của chữ C. Sau đó, ghi lại kết quả để so sánh và đưa ra đánh giá cuối cùng.
Kiểm tra độ nhạy cảm với ánh sáng của mắt phải
Sử dụng 1 tay để che mắt bên trái, sau đó nhìn vào hình để xác định hướng quay của chữ C (có quay lên, quay xuống, bên phải hay bên trái không?)
Kiểm tra độ nhạy cảm với ánh sáng của mắt trái
Sử dụng 1 tay để che mắt bên phải, sau đó nhìn vào hình để xác định hướng quay của chữ C (có quay lên, quay xuống, bên phải hay bên trái không?).
Hướng dẫn kiểm tra mức độ nhìn gần (viễn thị loại I)
Để kiểm tra mức độ nhìn gần của mắt (viễn thị loại 1) tại nhà, bạn thực hiện theo 3 bước sau đây:
- Bước 1: Mở màn hình máy tính và ngồi cách xa màn hình khoảng 40cm
- Bước 2: Nếu bạn đang sử dụng kính thì có thể tiếp tục đeo kính để kiểm tra (kính cận, viễn hoặc loạn).
- Bước 3: Nhìn vào hình ảnh xem mình có đọc được toàn bộ nội dung trên hình từ lớn đến nhỏ không.
Hướng dẫn kiểm tra mức độ nhìn gần (viễn thị loại II)
Bạn có thể thực hiện các bước kiểm tra viễn thị loại 2 tương tự như các bước kiểm tra viễn thị loại 1:
- Bước 1: Bật màn hình máy tính và ngồi cách màn hình khoảng 40cm.
- Bước 2: Nếu bạn đang sử dụng kính, hãy tiếp tục đeo kính (bao gồm kính cận, kính viễn, hoặc kính loạn) để thực hiện kiểm tra.
- Bước 3: Nhìn vào hình ảnh và xác định hình tròn nào có màu sáng hơn hoặc tối hơn trong số 3 tùy chọn sau: Hình nền màu đỏ, hình nền màu xanh, không có hình tròn nào có màu tối hơn hoặc sáng hơn.
Hướng dẫn kiểm tra thị lực người bị mù màu
Hướng dẫn đo thị lực và kiểm tra độ mù màu theo 3 bước chi tiết như sau:
- Bước 1: Bật màn hình máy tính và ngồi cách màn hình khoảng 40cm.
- Bước 2: Nếu bạn đang sử dụng kính, hãy tiếp tục đeo kính (bao gồm kính cận, kính viễn, hoặc kính loạn) để thực hiện kiểm tra.
- Bước 3: Nhìn vào hình ảnh và xác định con số nằm trong vòng tròn, ghi lại đáp án bạn thấy được.
Hướng dẫn kiểm tra mức độ thoái hóa điểm vàng - AMD
Cách thực hiện kiểm tra AMD cụ thể như sau:
Bước 1: Bật màn hình máy tính và ngồi cách màn hình khoảng 40cm.
Bước 2: Nếu bạn đang sử dụng kính, hãy tiếp tục đeo kính (bao gồm kính cận, kính viễn, hoặc kính loạn) để thực hiện kiểm tra.
Bước 3: Nhìn vào hình ảnh và ghi lại câu trả lời của bạn.
Kiểm tra mức độ thoái hóa điểm vàng mắt phải
Sử dụng một tay để che mắt bên trái, sau đó nhìn vào điểm trung tâm của hình vuông và xác định xem có dòng nào bị méo không.
Kiểm tra mức độ thoái hóa điểm vàng mắt trái
Sử dụng một tay để che mắt bên phải, sau đó nhìn vào điểm trung tâm của hình vuông và xác định xem có dòng nào bị méo không.
Xem kết quả kiểm tra thị lực mắt tại nhà
Kết quả kiểm tra thị lực
Mắt phải:
- Hình 1: Chữ E hướng lên trên
- Hình 2: Chữ E hướng xuống dưới
- Hình 3: Chữ E hướng lên trên
- Hình 4: Chữ E hướng xuống dưới
- Hình 5: Chữ E hướng lên trên
- Hình 6: Chữ E hướng bên trái
Mắt trái:
- Hình 1: Chữ E hướng bên phải
- Hình 2: Chữ E hướng xuống dưới
- Hình 3: Chữ E hướng lên trên
- Hình 4: Chữ E hướng bên phải
- Hình 5: Chữ E hướng xuống dưới
- Hình 6: Chữ E hướng lên trên.
Nếu kết quả của bạn khớp với kết quả này, điều đó có nghĩa là cả hai mắt của bạn đang có thị lực tốt. Tuy nhiên, nếu một trong hai mắt của bạn có kết quả không khớp, có khả năng bạn đang gặp vấn đề về thị lực, vì vậy, hãy tới thăm bác sĩ để có một chẩn đoán cụ thể.
Ngoài ra, nếu bạn gặp tình trạng mờ khi nhìn, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác nhau như khô mắt, mỏi mắt, hội chứng thị giác máy tính (do tiếp xúc quá nhiều với máy tính). Bên cạnh đó có thể là các vấn đề liên quan đến sức kháng tự miễn dịch, sau khi sinh con hoặc sau khi thực hiện phẫu thuật Lasik.
Kết quả kiểm tra loạn thị
Nếu câu trả lời là “Không” thì có nghĩa rằng cả hai mắt của bạn không có vấn đề về loạn thị. Nếu một trong hai mắt bạn thấy có đường nét đậm hơn, có khả năng bạn đang mắc phải vấn đề về loạn thị. Vì vậy, bạn nên thăm khám bác sĩ để có một chẩn đoán cụ thể hơn.
Kết quả kiểm tra mức độ nhạy cảm với ánh sáng của mắt
Kết quả hình ảnh mắt phải:
Hình 1: Chữ C hướng lên trên
Hình 2: Chữ C hướng xuống dưới
Hình 3: Chữ C hướng lên trên
Hình 4: Chữ C hướng sang trái
Hình 5: Chữ C hướng xuống dưới
Hình 6: Chữ C hướng sang trái
Hình 7: Chữ C hướng xuống dưới
Hình 8: Chữ C hướng sang trái
Hình 9: Chữ C hướng xuống dưới
Hình 10: Chữ C hướng sang phải
Kết quả hình ảnh mắt trái:
Hình 1: Chữ C hướng bên trái
Hình 2: Chữ C hướng lên trên
Hình 3: Chữ C hướng bên trái
Hình 4: Chữ C hướng sang phải
Hình 5: Chữ C hướng lên trên
Hình 6: Chữ C hướng sang phải
Hình 7: Chữ C hướng lên trên
Hình 8: Chữ C hướng sang trái
Hình 9: Chữ C hướng lên trên
Hình 10: Chữ C hướng sang phải
Nếu bạn đưa ra câu trả lời chính xác như các đáp án bên trên, điều này cho thấy rằng khả năng nhận biết tương phản ở cả hai mắt của bạn đều tốt. Tuy nhiên, nếu một trong hai mắt của bạn có câu trả lời sai, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhận biết hình ảnh với độ tương phản. Do đó, bạn nên thăm bác sĩ để kiểm tra chi tiết hơn.
Kết quả kiểm tra mức độ nhìn gần (viễn thị loại I)
Nếu bạn có khả năng đọc các dòng chữ nhỏ nhất một cách dễ dàng, điều này cho thấy tầm nhìn gần của mắt bạn hoàn toàn bình thường. Nếu bạn gặp khó khăn khi đọc thì có thể bạn đã bị viễn thị, hãy đến gặp bác sĩ để có một chẩn đoán cụ thể.
Kết quả kiểm tra mức độ nhìn gần (viễn thị loại II)
Nếu bạn nhìn thấy hình tròn có độ đậm giống nhau trên cả hai nền màu đỏ và xanh, bạn không bị tình trạng viễn thị hoặc bạn đã đeo kính được điều chỉnh thích hợp.
Nếu bạn thấy hình tròn có độ đậm khác nhau trên hai nền màu đỏ hoặc xanh, rất có thể bạn đang mắc chứng viễn thị, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn.
Kết quả kiểm tra thị lực người bị mù màu
Bạn có thể so sánh kết quả kiểm tra thị lực người bị mù màu với kết quả mà bạn ghi nhận được.
Kết quả kiểm tra mức độ thoái hóa điểm vàng - AMD
Nếu cả hai mắt không phát hiện bất kỳ sự biến dạng nào, điều này cho thấy bạn không có dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD). Tuy nhiên, nếu một trong hai mắt của bạn phát hiện sự biến dạng của hình ảnh, có thể mắt đó đang bị thoái hóa điểm vàng. Do đó, bạn nên thăm bác sĩ sớm để kiểm tra và đưa ra chẩn đoán kịp thời.
Hướng dẫn cách tính độ cận của mắt ngay tại nhà
Sau khi đã xác định được tình trạng thị thực của mình thông qua cách kiểm tra thị thực tại nhà. Mắt Kính Hàng Hiệu sẽ hướng dẫn bạn cách đo độ cận tại nhà đơn giản.
Dụng cụ cần chuẩn bị để đo độ cận tại nhà
Dụng cụ cần có để hỗ trợ cho việc tự đo độ cận tại nhà bao gồm:
- Một bảng đo thị lực.
- Một thước đo chia thành các đơn vị (cm).
- Một dây cước hoặc sợi chỉ trắng có chiều dài khoảng từ 105 đến 110 cm.
- Hai chiếc bút với màu mực khác nhau.
- Một bìa cứng có in chữ viết không dấu với kích thước 14 và sử dụng font chữ Times New Roman in đậm.
Lưu ý: Để thực hiện đo độ cận tại nhà mắt một cách thuận lợi, tốt nhất nên có hai người cùng thực hiện.
Tiến hành đo độ cận tại nhà
Khi thực hiện quá trình đo mắt, một người sẽ tiến hành các bước đo, trong khi người còn lại sẽ dùng một tay để căng sợi dây và tay còn lại để cầm tờ bìa di chuyển từ sát mắt đến sợi dây để đo điểm cực cận và điểm cực viễn. Nhớ rằng, nếu bạn đang đo mắt phải, hãy che mắt trái và ngược lại.
Khi di chuyển tờ giấy, người đang đo nên đọc chữ trên tờ giấy một cách to và dừng lại khi không thể nhìn rõ chữ nữa. Sau đó, hãy sử dụng một chiếc bút để đánh dấu vị trí đó.
Sau bước đo đầu tiên, bạn nên nghỉ ngơi và cho mắt cũng như tinh thần thư giãn trong khoảng 3 phút trước khi tiếp tục đo mắt còn lại. Thực hiện các bước tương tự và sử dụng một chiếc bút màu mực khác để đánh dấu vị trí.
Công thức tính độ cận của mắt là: Độ cận = 100 / khoảng cách (cm)
Ví dụ: Nếu khoảng cách nhìn rõ là 30 cm, thì độ cận = 100/30 = 3.3 độ.
Cách đo độ cận thị tại nhà bằng phần mềm đo độ cận online
Eye Exercises & Training Plans - ICare Plus
App Eye Exercises & Training Plans là ứng dụng kiểm tra thị lực, độ khúc xạ (cận, viễn, loạn) và tổng hợp bài tập cải thiện thị lực mắt. Có 12 bài kiểm tra mắt với bảng chữ cái đo độ cận từ cơ bản đến nâng cao. Người mắc cận thị có thể sử dụng ứng dụng này để luyện tập nhằm cải thiện sức khỏe của mắt.
App đo độ cận Eye Test
Phần mềm Eye Test không chỉ đo độ cận thị mà còn kiểm tra loạn thị, mù màu, độ nhạy mắt và kiểm tra bão hòa màu đỏ. Khi sử dụng điện thoại cỡ 4”, bạn nên giữ cách điện thoại 30cm và 52cm nếu dùng máy tính bảng cỡ 7”. Bài kiểm tra cơ bản kéo dài 10 phút và có độ chính xác cao.
Ứng dụng cũng cung cấp các bài kiểm tra chuyên sâu về mắt có tính phí, giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm như Glaucoma, thoái hóa điểm vàng và bệnh võng mạc.
Prescription Check
Phần mềm Prescription Check của Warby Parker cho phép bạn thực hiện quá trình kiểm tra bằng cách kết nối điện thoại và máy tính, đứng cách máy tính 3.5m và thực hiện bài kiểm tra thị lực cơ bản trong khoảng 20 phút.
Nếu độ cận không thay đổi so với đơn kính cũ của bạn, ứng dụng sẽ đề xuất cho bạn các loại kính cận phù hợp. Nếu có sự thay đổi đáng kể về độ cận, bạn nên đến phòng khám mắt để kiểm tra chi tiết hơn.
App đo độ cận Smart Optometry
Ứng dụng Smart Optometry cho phép bạn tự kiểm tra thị lực và đo độ cận tại nhà. Ứng dụng cung cấp hơn 16 bài kiểm tra thị lực khác nhau, bao gồm 6 bảng chữ cái cận thị, bảng hình, bảng số, câu chữ và nhiều loại khác để kiểm tra thị lực toàn diện.
Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, bạn sẽ biết được độ khúc xạ của mắt và kết quả đo sẽ được lưu trữ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra khả năng mù màu, độ nhạy và độ tương phản của mắt bằng ứng dụng này.
Visual Acuity Test
Visual Acuity Test là ứng dụng kiểm tra tầm nhìn và thị lực, cung cấp các bài kiểm tra như sử dụng bảng chữ Snellen, chữ E, chữ C, bảng hình và biểu đồ LogMAR để đo chính xác thị lực và độ cận của mắt.
Bạn có thể thực hiện các bài kiểm tra toàn diện tại nhà giúp sớm phát hiện sự thay đổi về thị lực và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ kịp thời. Ứng dụng này cũng cho phép bạn kiểm tra thị lực khi đang đeo kính, giúp nhận biết sớm nguy cơ nhược thị mắt.
Cần lưu ý gì khi đo độ cận tại nhà?
Có một số lưu ý quan trọng khi tự đo độ cận tại nhà:
- Kết quả kiểm tra thị lực chỉ mang tính tham khảo và không chính xác 100% như khi bạn kiểm tra tại phòng khám với bác sĩ. Nếu bạn thấy sự chênh lệch đáng kể về độ cận giữa hai mắt hoặc độ cận tăng nhiều, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra chính xác hơn.
- Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ cách sử dụng ứng dụng hoặc phần mềm kiểm tra thị lực trước khi thực hiện.
- Để đảm bảo kết quả chính xác, hãy kiểm tra thị lực khi mắt của bạn trong tình trạng thoải mái nhất. Không nên thực hiện kiểm tra nếu bạn có bất kỳ vấn đề mắt như viêm, sưng, mỏi, khô, đau nhức hoặc căng thẳng.
Tuy việc đo mắt tại nhà có thể tiết kiệm chi phí nhưng khá phức tạp và không đảm bảo về độ kết quả. Vì vậy để đảm bảo độ chính xác tối đa, bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám mắt uy tín để được kiểm tra bởi các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm.
Với những cách đo độ cận tại nhà mà Mắt Kính Hàng Hiệu đã chia sẻ, hy vọng bạn có thể tự kiểm tra thị lực của mình và sớm đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện thị lực bất thường.
Xem thêm:
- Kính cận bao nhiêu tiền? Tổng chi phí cắt kính cận có đắt không?
- Cắt kính cận ở đâu tốt, uy tín nhất Tp.HCM?
- Bao lâu thay kính một lần là hợp lý?
Để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác về các vấn đề về mắt, truy cập ngay website của Mắt Kính Hàng Hiệu nhé! Bạn cũng có thể đến cửa hàng Mắt Kính Hàng Hiệu để sở hữu ngay những chiếc kính thời trang, chất lượng cao và uy tín.
Mắt Kính Hàng Hiệu
Địa chỉ: 335/1A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.HCM
Điện thoại: 0933 51 5559
Trang web: https://matkinhhanghieu.com