Ăn mì tôm có béo không? Nếu đây là món ăn mà bạn thường xuyên sử dụng và luôn quan tâm đến việc giữ gìn vóc dáng thì hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của Toshiko để có một chế độ ăn lành mạnh hơn nhé!
Ăn mì tôm có béo không?
Một gói mì tôm thường có 2 phần: phần mì và gia vị (muối, dầu, rau, thịt…). Mỗi loại thì sẽ có thêm những thành phần khác nhau nhưng nói chung sẽ có 2 thành phần cơ bản trên. Nhiều người cho rằng mì tôm có nhiều chất béo. Tuy nhiên thực tế mì tôm lại khá nghèo dinh dưỡng nếu bạn không ăn kèm với thực phẩm khác. Vậy một gói mì tôm bao nhiêu calo và ăn mì tôm có tăng cân không?
Ăn mì tôm có tốt không?
Ví dụ một loại mì tôm phổ biến ở nước ta: mì tôm Hảo Hảo sẽ chứa:
- Năng lượng : 350 kcal
- Carbohydrate: 51,4g
- Chất béo: 13g
- Chất đạm: 6,9g
Và các loại mì khác thì hàm lượng dinh dưỡng cũng không chênh lệch nhau đáng kể. Như vậy với giá trị dinh dưỡng như trên thì mì tôm khó có thể khiến chúng ta tăng cân được.
Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năng lượng trung bình mỗi người trưởng thành cần là khoảng 2200 - 2700 kcal/ngày. Năng lượng mà một gói mì tôm cung cấp là rất nhỏ so với số năng lượng mà chúng ta cần.
Bên cạnh hàm lượng chất đạm và chất béo thấp, các thành phần dinh dưỡng khác như: vitamin, chất xơ hay các muối khoáng khác cũng gần như không có. Vậy nên mì tôm không thể đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất cần thiết.
Chúng ta chỉ nên dùng mì tôm trong bữa ăn phụ nhỏ. Còn nếu chỉ dùng mì tôm như một bữa ăn chính thường xuyên kéo dài có thể dẫn tới gầy gò, suy dinh dưỡng chứ chưa nói đến việc gây tăng cân.
>>> Đọc thêm: Dưa hấu bao nhiêu calo? Ăn dưa hấu có tác dụng gì
Ăn mì tôm có tốt không?
Với 1 gói mì tôm, thành phần chủ yếu là bột mì và phụ gia, người dùng nhận được khoảng 190 calo, tương đương với 1 bữa ăn phụ. Calo trong mì tôm chứa nhiều carbohydrate, khiến cơ thể tăng 33,7 % chất béo và 10,7 % lượng protein thực vật. Như thế nếu chỉ ăn mì tôm, ăn thay cho cả bữa chính thì cơ thể sẽ thiếu khá nhiều dinh dưỡng.
Ăn mì tôm có tốt không
Ăn mì tôm nhiều, thường xuyên thay thế cho bữa chính mà không kết hợp với các loại đạm và rau xanh, lâu ngày cơ thể sẽ bị thiếu chất trầm trọng và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật. Bởi thành phần của mì tôm với khá nhiều chất phụ gia tác động tiêu cực lên sức khỏe:
- Chất béo trong mì tôm (từ dầu chiên, bột mì, gói dầu gia vị) xét ra chủ yếu là loại Trans fat - chất béo dư thừa có hại, tăng nguy cơ tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao….
- Mì tôm chứa lượng muối cao gấp 1.8 lần so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể con người (6 gr/người/ngày). Vì thế ăn nhiều sẽ tăng áp lực lên thận, gây nguy cơ sỏi thận.
- Phụ gia cùng chất bảo quản trong mì tôm cũng khiến dạ dày và hệ tiêu hóa làm việc vất vả hơn, tăng khả năng ung thư và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
- Mì tôm được làm từ bột mì và chiên trong dầu nên dễ gây nóng nếu không dùng đúng cách.
- Chứa Phosphate (giúp cải thiện mùi vị thức ăn) khiến người dùng thiếu canxi, dễ bị loãng xương, răng yếu.
>>> Xem thêm: Ăn bún có tốt không? Ăn bún có giảm cân không
Ăn mì tôm đúng cách để giữ dáng
Ăn mì tôm có béo không
Mặc dù mì tôm không được lòng đa số các bạn có lối ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Thế nhưng, bạn quả thực có thể giảm cân bằng mì tôm theo bí quyết khoa học, dễ thực hiện trong quá trình giảm cân. Cách ăn mì tôm giảm cân như sau:
- Chần vắt mì qua nước sôi 80-100 độ c để cho ra hết chất tạo màu, chất bảo quản và dầu chiên có trong vắt mì
- Không cần dùng gói dầu gia vị có trong mì tôm. Đây là lý do tại sao cốt yếu làm tăng lượng chất béo nạp vào cơ thể.
- Chỉ nên sử dụng 1/3 gói muối soup. Theo nguyên tắc giảm cân thì muối là nguyên nhân tại sao gây tích nước trên cơ thể. Nếu ăn mặn rất dễ có cảm giác người nặng nề, khó chịu.
- Nên ăn kèm rau xanh để bổ xung chất xơ, ổn định chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể.
- Không được ăn mì tôm vào tối muộn hoặc đêm vì sẽ khiến dạ dày không tiêu hóa được, ảnh hưởng rất lớn đến thời kỳ giảm cân của bạn.
Nếu bạn tuân thủ theo nguyên tắc và giữ cân bằng dinh dưỡng thì không béo. Thế nhưng, nếu bạn lạm dụng quá nhiều cùng với chế độ sinh hoạt không lành mạnh thì mì tôm chính là “con dao 2 lưỡi” có thể khiến bạn tăng cân mất quản lý hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch…
Lưu ý cách ăn mì tôm không béo
Ăn mì tôm có béo không cũng phụ thuộc vào yếu tố thời điểm ăn. Nếu biết cách ăn khoa học lành mạnh thì bạn cũng không phải quá lo sợ kiêng hoàn toàn món ăn tiện dụng cho người bận rộn.
Ăn mì tôm như nào để không béo?
Không ăn quá nhiều
Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, mọi người chỉ nên ăn mì tôm không quá 3 lần/ 1 tháng và mỗi lần nên cách nhau nhiều ngày. Không thể ăn mì tôm thay cơm để giảm cân sẽ tác dụng ngược với cân nặng
Ngoài ra, khi nấu hoặc úp mì gói bạn nên chú ý một số điểm sau:
- Không cho nhiều gói muối để lượng muối nạp vào không vượt mức quy định, ổn định giữ dáng
- Không nên sử dụng gói mỡ trong mì tôm bởi 90% chất béo nằm trong gói gia vị mỡ
- Loại bỏ màng tạo màu bằng cách đun sôi nước và trần mì trước khi nấu
- Khi nấu nên sử dụng gia vị bên ngoài thay vì gói có sẵn trong mì ăn liền để hạn chế phụ gia
Ăn đúng bữa
Trong những lúc bận rộn hoặc thời gian buổi sáng hạn hẹp không thể có bữa sáng đủ dưỡng chất thì bạn có thể thay thế bằng gói mì tôm ăn liền.
Tuy nhiên, việc ăn tối bằng mì tôm thì tuyệt đối không nên làm đặc biệt là ăn đêm. Bản chất, ăn khuya đã không thực sự tốt cho dạ dày lại còn mà mì tôm thì sẽ không bao lâu cân nặng tăng lên đột biến.
Ngay cả với người giảm cân hạn chế ăn tinh bột buổi tối thì cũng không nên ăn lựa chọn món mì tôm. Bạn nên tham khảo thực đơn ăn kiêng khoa học, dinh dưỡng từ chuyên gia.
Hạn chế ăn mì tôm trứng, thịt
Trong mì tôm đã chiếm lượng calo lớn kết hợp thêm trứng thịt nhiều chắc chắn cân nặng của bạn khó có thể kiểm soát được. Vì vậy, nếu muốn ăn mì tôm không bị mập thì tốt nhất chỉ nên cho khoảng 30gram thịt trong 1 bát mì. Bên cạnh đó nên ăn kèm với rau sống để giảm bớt phần nào carbonhydrate và cholesterol.
Thay vì ăn mì tôm, bạn nên đa dạng và thay thế bằng một số loại thực phẩm khác như: bún phở, bánh đa cua, … sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Kết hợp với tập luyện thể thao
Nếu bạn lo sợ lượng calo nạp vào cơ thể vượt quá mức cho phép thì hãy xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Không cần mất quá nhiều thời gian hay lên lịch trình nếu như bạn có sẵn một chiếc máy chạy bộ hoặc xe đạp tập
Với những thiết bị tập hiện đại này, bạn có thể luyện tập bất cứ khi nào có thời gian rảnh! Chỉ cần 15-30 phút mỗi ngày cũng đủ để bạn ăn mì tôm hoài mà cũng không béo!
Ngoài ra, dành cho những ngày lười hoặc có thể quá mệt mỏi thì bạn nên sử dụng ghế massage thay thế các thiết bị tập luyện. Tác dụng của ghế massage sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh và thư giãn hơn. Đồng thời, sự tác động của ghế massage lên cơ thể cũng hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu phổi, thúc đẩy đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, mang lại một tinh thần luôn sảng khoái cho bạn.
Một số câu hỏi liên quan khác
Tác hại của ăn mì tôm
Ăn mì tôm có nổi mụn không?
Chưa có nghiên cứu khoa học vào chứng minh việc ăn mì tôm có thể gây mụn. Do đó, ăn mì tôm không phải là nguyên nhân chính gây nổi mụn. Tuy nhiên, đối với một số người không thường xuyên tập thể dục hay vận động, hoặc cơ địa ít ra mồ hôi, việc ăn mì tôm thường xuyên sẽ làm cho nhiệt trong cơ thể không được thải ra ngoài, gây nóng trong người và nổi mụn.
Ăn mì tôm sống có tốt không?
Việc đổ nước sôi để nấu mì tôm không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của mì tôm, cũng không làm mì tôm dễ tiêu hơn. Do đó, ăn mì tôm sống hay ăn mì tôm chế nước sôi cũng không khác nhau nhiều. Bạn vẫn nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe.
Ăn mì tôm buổi tối có béo không?
Với câu hỏi ăn mì tôm vào ban đêm có béo không thì câu trả lời là có nếu bạn ăn với 1 lượng quá nhiều, và điều đó cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi ngoài lượng calo lớn, trong mì tôm cũng chứa rất nhiều chất béo bão hòa, lên tới 6.5g có thể khiến mỡ thừa tích tụ và gây ra 1 số bệnh lý, điển hình là béo phì.
Còn nếu bạn ăn với lượng vừa phải, biết cách ăn khoa học, ăn đúng bữa thì việc ăn mì tôm cũng không quá ảnh hưởng. Bạn vẫn có thể thưởng thức món ăn ngon này mà không lo tăng cân, không lo ảnh hưởng sức khỏe.
Kết luận
Trên đây là lời giải đáp của Toshiko cho câu hỏi ăn mì tôm có béo không, đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ cho bạn một số bí quyết để có thể vẫn thưởng thức món ăn mình yêu thích mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe và vóc dáng.