Đảm bảo đúng, đủ các dưỡng chất cần thiết chính là nguyên tắc vàng trong việc xây dựng chế độ ăn cho người suy thận độ 3. Bởi, người mắc bệnh sẽ có những hạn chế về khả năng thanh lọc, đào thải chất thải ra khỏi cơ thể. Việc hấp thu đủ các dưỡng chất có lợi, hạn chế các chất không cần thiết sẽ chính là giải pháp tốt nhất để tối ưu quá trình điều trị, phòng ngừa bệnh tiến triển. Để biết thế nào là chế độ ăn hợp lý đối với người suy thận độ 3, hãy tham khảo bài viết này với những chia sẻ đến từ chuyên gia dinh dưỡng của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng nhé!
Nguyên tắc dinh dưỡng khi xây dựng chế độ ăn cho người suy thận độ 3
Vì nhu cầu dinh dưỡng trong chế độ ăn cho người suy thận độ 3 có nhiều điểm khác nhau, tùy vào tình trạng thực tế mà bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên cụ thể. Nhìn chung, người bệnh cần ưu tiên nguồn đạm chất lượng cao, đồng thời phải hạn chế natri, photpho, kali và chất lỏng. Tuy nhiên, mức độ ưu tiên và hạn chế, cũng như hàm lượng cụ thể sẽ dựa vào một số thông tin sau:
- Năng lượng: Đảm bảo 35 kcal/kg lý tưởng/ngày
- Đạm: Từ 0,4 - 0,6/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ đạm động vật trên tổng số cần ≥ 60%
- Béo: Chiếm 20 đến 25% tổng năng lượng. Trong đó, axit béo chưa no một nối đôi chiếm ⅓; nhiều nối đôi chiếm ⅓ và axit béo no cũng chiếm ⅓ trong tổng số béo
Ngoài ra, cần đảm bảo trong việc cân bằng nước và điện giải:
- Người bệnh chú ý ăn nhạt tương đối với Natri < 2000mg/ngày
- Hạn chế V nước ăn và uống khi có chỉ định từ bác sĩ: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (trong tình trạng sốt, nôn, tiêu chảy,…) + 300 đến 500ml (tùy theo mùa)
- Phosphat cần dưới 1200mg/ngày, lưu ý người bệnh phải hạn chế bổ sung thực phẩm giàu phosphat
- Cần bổ sung đủ vitamin khoáng chất cần thiết.
- Ăn đủ số bữa: 4 bữa/ngày.
Cơ cấu khẩu phần cụ thể:
- Năng lượng: 1800 - 1900 Kcal
- Đạm: < 33g
- Béo: 40 - 50g
- Tinh bột: 310 - 350g
- Natri: < 2000mg
- Phosphat: < 1200mg
- Nước: 1 - 1,5l
Thông qua nguyên tắc dinh dưỡng, người bệnh có thể xây dựng chế độ ăn phù hợp theo tình trạng bệnh mức suy thận độ 3 của mình. Nhưng cách tốt nhất, bạn nên thăm khám và nhận tư vấn từ các chuyên gia để được tư vấn dinh dưỡng, đồng thời được theo dõi sức khỏe phù hợp nhất.
Suy thận độ 3 nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Suy thận nên ăn gì? Trong chế độ ăn cho người suy thận độ 3 sẽ cần cung cấp đầy đủ các thực phẩm từ tinh bột, đạm, chất xơ, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Đồng thời cũng có nhiều thực phẩm cần chú ý hạn chế.
Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi - Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Chế độ dinh dưỡng đóng góp một phần rất lớn trong quá trình điều trị, phòng ngừa suy thận độ 3 tiến triển. Đặc thù của chế độ dinh dưỡng trong suy thận độ 3 là giảm lượng đạm, kiểm soát lượng photpho, kali và cả lượng dịch nếu bệnh nhân có phù đi kèm. Do đó người bệnh nên có sự tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt của các chuyên viên dinh dưỡng để có thể lên được một thực đơn phù hợp và có sự theo dõi để điều kịp thời.”
Thực phẩm nên ăn
Ngũ cốc ít đạm
Người bệnh suy thận có thể ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột, do đó bạn có thể bổ sung ngũ cốc. Tuy nhiên cần chọn loại ít đạm, photpho, và kali. Do đó bạn có thể chọn các loại thực phẩm như: Khoai củ, miến, sắn dây,…
Thực phẩm có ít đạm
Vì người suy thận độ 3 phải lưu ý giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn. Mục đích của chế độ ăn này nhằm giảm sự hoạt động, đào thải của thận, hạn chế tình trạng ứ đọng chất thải ở thận và các biến chứng tăng ure máu. Đồng thời giúp giảm những tình trạng như buồn nôn, chán ăn. Đậu hũ, nấm, hến,… là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít đạm mà người suy thận nên bổ sung. Lưu ý cần xen kẽ đạm động vật và thực vật để tránh vượt quá tổng lượng đạm trong ngày.
Thực phẩm ít lượng kali
Người suy thận độ 3 cần hạn chế kali, bởi chức năng thận suy giảm không thể đảm bảo tốt cho quá trình lọc kali như người có tình trạng thận bình thường. Một số loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung, điển hình các loại rau củ quả như cà rốt, bầu, su su, mướp,… Và các loại trái cây ít kali như bưởi, mận, thanh long, cam, quýt, táo, lê,…
Sữa chuyên biệt dành cho người suy thận
Vì người suy thận độ 3 sẽ có khả năng rơi vào trạng thái mệt mỏi và chán ăn. Do đó để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, bạn có thể tham khảo bác sĩ để được hỗ trợ bổ sung thêm sữa dinh dưỡng vào chế độ ăn cho người suy thận độ 3.
Thực phẩm cần kiêng
Chế độ ăn cho người suy thận độ 3 cần chú ý hạn chế các nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu muối: Mục đích tránh gây sức ép đối với thận đang bị tổn thương. Đồng thời hạn chế việc ứ đọng natri trong cơ thể, từ đó giảm tình trạng cao huyết áp. Cụ thể người bệnh cần kiêng cà muối, thịt muối, cá khô, xúc xích, thịt hộp,… Nếu muốn tiêu thụ các thực phẩm này, bạn cần kiểm tra lượng muối cũng như hỏi qua ý kiến của chuyên gia.
- Thực phẩm giàu kali: Bởi người suy thận độ 3 nếu ăn thực phẩm chứa nhiều kali có thể kéo theo những biến chứng nguy hiểm, điển hình như rối loạn nhịp tim, giòn xương và thậm chí là gây tử vong. Do đó cần tránh ăn chuối, dừa, đậu, thực phẩm từ đậu,…
- Hạn chế nước nếu có phù: Tùy vào từng giai đoạn, mức độ phù và lượng nước tiểu, người bệnh sẽ cần uống với mức hợp lý. Tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để việc bổ sung không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (nếu có rối loạn đường huyết đi kèm): Việc người bệnh suy thận tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm đường máu tăng nhanh, ảnh hưởng cân nặng. Do đó người bệnh cần kiêng một số thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt, đường kính,…
Tóm lại, có một chế độ dinh dưỡng cho người suy thận độ 3 là việc cần thiết và không thể bỏ qua. Để xây dựng được chế độ phù hợp, bạn nên đến gặp bác sĩ thường xuyên định kỳ để được xem xét cũng như được hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh, kết hợp tập luyện thể thao hợp lý.
Tham khảo mẫu thực đơn cho người suy thận độ 3
Ngày Sáng Trưa Tối Thứ 2 Miến xào bò- Miến: 170g
- Thịt bò: 20g
- Cà rốt, cải ngọt: 100g
Bữa phụ:
- Ổi: 160g
- Hạt điều: 15g
Cơm trắng: 1,5 chénCá diêu hồng chiên: 28g
Canh bí xanh: 100g
Su su luộc: 100g
Bữa phụ: Khoai lang luộc: 160g
Cơm trắng: 1,5 chénBí ngòi xào tôm
- Bí ngòi: 100g
- Tôm: 28g
Canh khổ qua: 100g
Thứ 3 Bánh ướt chay- Bánh ướt: 160g
- Chả chay: 25g
- Giá đậu xanh: 30g
Bữa phụ:
- Mận: 160g
- Hạt hạnh nhân: 15g
Cơm trắng: 1,5 chénMực xào rau củ
- Mực: 28g
- Cà rốt, ớt chuông: 100g
Canh mướp: 100g
Bữa phụ: Củ từ luộc: 160g
Cơm trắng: 1,5 chénThịt heo kho tiêu: 25g
Canh củ sen: 150g
Thứ 4 Hủ tiếu thịt heo- Hủ tiếu: 150g
- Thịt heo: 25g
- Rau sống: 50g
Bữa phụ:
- Táo: 160g
- Hạt óc chó: 15g
Cơm trắng: 1,5 chénNấm rơm xào cải thìa
- Nấm rơm: 70g
- Cải thìa: 80g
Canh mướp: 100g
Bữa phụ: Bắp luộc 1 trái
Cơm trắng: 1,5 chénGà kho gừng: 25g
Dưa leo xào: 100g
Canh mồng tơi: 100g
Thứ 5 Bánh canh cá lóc- Bánh canh: 160g
- Cá lóc: 28g
- Rau sống: 50g
Bữa phụ:
- Chuối: 160g
- Hạt macca: 15g
Cơm trắng: 1,5 chénCá lóc kho: 28g
Canh bí đỏ: 100g
Đậu đũa xào tỏi: 100g
Bữa phụ: Khoai mì nước cốt dừa: 160g
Cơm trắng: 1,5 chénĐậu hũ chiên sả ớt: 45g
Bông bí xào: 100g
Canh chua rau muống: 100g
Thứ 6 Cơm chiên dương châu- Cơm: 1,5 chén
- Đậu ve, cà rốt: 80g
- Trứng gà: 30g
Bữa phụ:
- Dưa lưới:160g
- Hạt điều: 15g
Cơm trắng: 1,5 chénCá nục sốt cà: 25g
Canh giá hẹ: 100g
Cải ngồng luộc: 100g
Bữa phụ: Bắp luộc 160g
Cơm trắng: 1,5 chénSườn kho thơm: 28g
Canh rau củ (su hào cà rốt: 150g)
Thứ 7 Bún bò- Bún: 160g
- Thịt bò: 25g
- Rau sống: 50g
Bữa phụ:
- Dâu: 160g
- Hạt hạnh nhân: 15g
Cơm trắng: 1,5 chénNấm xào đậu ve
- Nấm: 70g
- Đậu ve: 100g
Canh mồng tơi: 50g
Bữa phụ: Bột sắn dây 45g
Cơm trắng: 1,5 chénThịt heo xào bông cải
- Thịt heo: 28g
- Bông cải: 80g
Canh
Canh cải soong: 80g
Chủ nhật Mì xào chay- Mì sợi: 150g
- Nấm: 50g
- Cải thìa, ớt chuông:80
Bữa phụ:
- Bưởi: 160g
- Hạt macca: 15g
Cơm trắng: 1,5 chénGà chiên nước mắm: 25g
Canh chua bông súng: 150g
Bữa phụ: Khoai lang 160g
Cơm trắng: 1,5 chénThịt heo luộc: 28g
Rau sống ăn kèm: 50g
Đậu bắp xào: 100g
Tư vấn thực đơn cho người suy thận độ 3 cùng bác sĩ dinh dưỡng NRECI
Xây dựng một chế độ ăn cho người suy thận độ 3 cần phải dựa vào tình trạng sức khỏe và tình hình bệnh lý của mỗi người. Quá trình này đòi hỏi sự tìm hiểu kỹ lượng và tương đối khó khăn đối với ai vừa mới bắt đầu. Do đó, việc sử dụng dịch vụ tư vấn, cá nhân hóa thực đơn dinh dưỡng cho người suy thận chính là giải pháp tối ưu dành cho người bệnh.
Hiện nay, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng đang cung cấp dịch vụ thăm khám và hỗ trợ thiết kế thực đơn dinh dưỡng khoa học dành cho người suy thận. Tại đây, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ, chuyên gia thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh lý. Từ đó, có cơ sở xây dựng thực đơn hỗ trợ duy trì sức khỏe, thúc đẩy hiệu quả của quá trình điều trị. Cụ thể quy trình thăm khám tại NRECI:
- Bác sĩ tiếp nhận, thăm khám để khai thác và đánh giá khẩu phần ăn, tình trạng dinh dưỡng.
- Khai thác tiền sử dinh dưỡng trước đây, tiền sử bệnh suy thận, mức độ bệnh cũng như phương pháp đang áp dụng điều trị.
- Tổng hợp thông tin và hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh.
- Củng cố và xây dựng thực đơn chi tiết cụ thể từng ngày cho từng cá thể, dựa vào mức độ suy thận để điều chỉnh và thay đổi phù hợp.
Để thiết lập được thực đơn phù hợp, bên cạnh việc tham khảo các thông tin liên quan, người bệnh cần lắng nghe tư vấn, động viên từ giới chuyên môn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Viện NRECI để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Đối với người suy thận độ 3, việc hạn chế tối đa các dưỡng chất không cần thiết, tránh gây áp lực đến hoạt động của cơ quan này chính là vai trò cần lưu ý nhất. Bạn cần lưu ý qua nguyên tắc xây dựng thực đơn để có những điều chỉnh phù hợp. Hy vọng với bài viết này, chúng tôi có thể giúp bạn hiểu hơn về thực đơn cho người suy thận độ 3. Đừng quên thăm khám để chuyên gia tại NRECI có thể hỗ trợ bạn tốt nhất, cải thiện hiệu quả bệnh lý!
Xem thêm các bài viết hữu ích về dinh dưỡng cho người suy thận:
- Chuyên gia giải đáp: Suy thận độ 2 có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?
- Suy thận độ 1 ăn gì? Thực đơn cho người suy thận độ 1
- Thực đơn cho người suy thận độ 4
- Tiểu đường suy thận nên ăn gì? 7 thực đơn cho người suy thận tiểu đường