DHA đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ cơ thể và là điều cần thiết để duy trì cấu trúc và chức năng của não và mắt. Để biết DHA là gì, tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ cũng như các loại thực phẩm chứa DHA, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1DHA là gì?
Axit docosahexaenoic (DHA) là một axit béo omega - 3 cần thiết cho sự phát triển não bộ trong thời kỳ mang thai và giai đoạn trẻ sơ sinh. DHA cũng có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch, thị lực tốt hơn và giảm phản ứng viêm.
Loại axit béo này được cơ thể sản xuất một cách tự nhiên với một lượng nhỏ, nhưng để đạt được đủ lượng DHA cần được bổ sung thông qua các nguồn thực phẩm như cá nước lạnh, thịt ăn cỏ, sữa hoặc trứng. Nó cũng có sẵn dưới dạng chất bổ sung, chẳng hạn như dầu cá.
Axit béo omega - 3 chuỗi dài được tìm thấy trong màng tế bào khắp cơ thể và giúp truyền thông tin giữa các dây thần kinh.
2Công dụng của DHA
Đối với trẻ em
DHA cần thiết cho sự phát triển trí não, thị lực và toàn diện ở trẻ sơ sinh. Các cơ quan này phát triển nhanh chóng trong ba tháng cuối của thai kỳ và những năm đầu đời của trẻ. Điều này đã được khoa học chứng minh rằng trọng lượng não của em bé có thể bằng 70% trọng lượng não bộ của người trường thành.
Do đó, việc người phụ nữđược bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA trong khi mang thai và khi cho con bú sẽ giúp trẻ được phát triển tốt hơn và giảm tỷ lệ suy nhược sau khi sinh.
- Đối với thị lực: Sự bổ sung DHA vô vùng cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng của mắt vì axit béo này chiếm tỉ lệ rất khá cao trong võng mạc.
- Đối với não bộ: DHA rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ vì tỉ lệ hàm lượng DHA trong chất xám rất cao (nơi được cho là quyết định sự thông minh), tăng độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh hơn và chính xác hơn. Nếu trẻ bị thiếu hụt DHA trong quá trình phát triển, trẻ có thể sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp.
Trong một nghiên cứu ở 82 trẻ sơ sinh, nồng độ DHA của các bà mẹ trước khi sinh con chiếm 33% sự khác biệt về khả năng giải quyết vấn đề của trẻ một tuổi, điều này cho thấy mối liên hệ giữa mức DHA cao hơn ở bà mẹ và khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn ở con họ [1].
Hỗ trợ sự phát triển bình thường của não và mắt ở trẻ sơ sinh
Đối với phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, để cả mẹ và bé được khỏe mạnh và phát triển toàn diện thì việc bổ sung đầy đủ DHA là vô cùng cần thiết. DHA giúp cho thai phụ giảm nguy cơ mắc phải một số nguy cơ như sinh non, tiền sản giật hay trầm cảm sau sinh.
Một phân tích của hai nghiên cứu lớn cho thấy phụ nữ tiêu thụ 600 - 800 mg DHA mỗi ngày trong thời kỳ mang thai giảm hơn 40% nguy cơ sinh non ở Mỹ và 64% ở Úc, so với những người dùng giả dược [2].
Trung bình, mỗi bà mẹ trong thời kỳ mang thai nên ăn tối thiểu 226g các loại cá béo, giàu omega - 3 hàng tuần, 600 - 800mg DHA mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ sinh non.
Đối với người trưởng thành
Hỗ trợ tuần hoàn, giảm huyết áp và nguy cơ bệnh tim: DHA thường được khuyến khích sử dụng để bảo vệ sức khỏe tim mạch. DHA hỗ trợ lưu thông máu và cải thiện chức năng nội mô cũng như khả năng giãn nở của mạch máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ.[3].
Có thể cải thiện ADHD (Hội chứng rối loạn tăng giảm chú ý): Đặc trưng bởi các hành vi bốc đồng và khó tập trung - thường bắt đầu từ khi còn bé và thường tiếp tục đến độ tuổi trưởng thành. DHA giúp tăng lưu lượng máu lên não giúp tăng sự tập trung trong các nhiệm vụ cần thực hiện của trí óc.
Có thể giúp bảo vệ sức khỏe tâm thần: Bổ sung đủ hàm lượng DHA và EPA giúp giảm nguy cơ trầm cảm.
Có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm bệnh Alzheimer: DHA là chất béo omega - 3 chính trong não và cần thiết cho một hệ thống thần kinh chức năng, bao gồm cả não của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh Alzheimer có lượng DHA trong não thấp hơn so với những người lớn tuổi có chức năng não tốt.
Ngoài ra, DHA còn có một số công dụng khác như:
- Chống lại chứng viêm: Chất béo omega-3 như DHA có tác dụng chống viêm. Đặc tính chống viêm của DHA có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, đặc biệt những bệnh ở người cao tuổi như bệnh tim mạch và nướu răng, đồng thời cải thiện các tình trạng các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
- Hỗ trợ phục hồi cơ bắp sau khi tập thể dục: Sử dụng DHA - một mình hoặc kết hợp với EPA - có thể giúp giảm đau cơ sau khi tập thể dục, một phần do tác dụng chống viêm của nó.
- Giúp cải thiện thị lực: DHA và các chất béo nhóm omega-3 khác có thể giúp cải thiện tình trạng khô mắt và bệnh về mắt do tiểu đường (bệnh võng mạc), sự khó chịu của mắt khi sử dụng kính áp tròng và giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. [4].
- Có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư: Viêm mãn tính là một yếu tố nguy cơ của ung thư. Nhờ tác dụng chống viêm, DHA có thể giúp giảm nguy mắc một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt...[5]
- Hỗ trợ sức khỏe sinh sản của nam giới: Bổ sung đủ DHA hỗ trợ sức khỏe tinh trùng (tỷ lệ phần trăm tinh trùng sống, khỏe mạnh trong tinh dịch) và khả năng vận động của tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
3Thiếu DHA sẽ ảnh hưởng như thế nào?
DHA là loại axit béo thiết yếu và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và sức khỏe của mọi lứa tuổi.
Trẻ em và trẻ sơ sinh: Nếu độ tuổi này không được bổ sung đủ DHA sẽ có nguy cơ bị kém phát triển trí não, đọc hiểu chậm, gặp trở ngại trong giao tiếp (nói lắp, phát âm không rõ,...), mắt kém,... Ngoài ra, việc thiếu hụt DHA sẽ làm tỷ lệ mắc các bệnh về hành vi và khuyết tật như thiểu năng, tự kỷ cao hơn so với những trẻ được bổ sung đầy đủ.
Đối với thai phụ nếu thiếu hụt DHA sẽ có thể dẫn đến một số nguy cơ như:
- Sinh non: Sinh con trước 34 tuần của thai kỳ được gọi là sinh non sớm và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe của bé.
- Có khả năng xuất hiện tình trạng tiền sản giật.
- Tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm sau sinh.
- Gặp một số vấn đề về mãn kinh, bệnh lý về tim mạch, bệnh loãng xương.
4Cách bổ sung DHA
Đối với trẻ em
Trẻ đã bắt đầu có nhu cầu cần bổ sung DHA ngay từ khi trong bụng mẹ. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai các mẹ bầu nên ăn đủ chất dinh dưỡng và các loại cá như cá ba sa, cá ngừ, cá thu… và dầu thực vật) sẽ là nguồn omega-3 thiên nhiên quan trọng cho thai nhi giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt.
Hàm lượng DHA cần bổ sung cho trẻ như sau:
- Khoảng 200 mg/ngày để có thể cung cấp đủ DHA cho cả mẹ và bé tng thời gian thai kỳ.
- Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi: Ở độ tuổi này DHA có thể bổ sung cho bé qua sữa mẹ, tương ứng 17 mg/100kcal.
- Trẻ từ 1 - 6 tuổi: Lượng DHA cần bổ sung khoảng từ 75mg/ngày. Bạn có thể bổ sung cho trẻ qua sữa và các loại thực phẩm giàu axit béo như các loại cá béo, hải sản,...
Đối với phụ nữ mang thai
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khuyến cáo phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nên bổ sung từ 100 - 200mg DHA mỗi ngày tùy giai đoạn. Cụ thể:
- 3 tháng đầu thai kỳ: Một số thực phẩm mà thai phụ có thể sử dụng để bổ sung DHA như sữa, rau xanh đậm, thịt nạc, bánh mì, ngũ cốc, cá là một số thực phẩm giàu DHA trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong giai đoạn này nếu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, mẹ bầu sẽ giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật,...
- 3 tháng giữa thai kỳ: Đây là thời kỳ tế bào não của trẻ bắt đầu quá trình phát triển mạnh mẽ. Bổ sung DHA lúc này có công dụng cung cấp độ lỏng cho màng tế bào và tăng khả năng vận chuyển thông tin giữa các tế bào thần kinh. Thai phụ cần chú ý tỷ lệ bữa ăn gồm 1 phần đạm, 3 phần béo và 6 phần bột đường để đảm bảo đầy đủ hàm lượng DHA cần thiết cho cơ thể.
- 3 tháng cuối thai kỳ: Giai đoạn này là thời điểm não bộ và kích thước của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất, vì vậy việc bổ sung lượng DHA lớn (tối thiểu 200mg/ngày) là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Ngoài việc cân đối bữa ăn hợp lý thì mẹ bầu cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm một số loại viên viên uống bổ sung DHA để đảm bảo lượng cần thiết.
Đối với người trưởng thành
Đối với người lớn sử dụng DHA với hàm lượng 400-800 mg qua đường uống hàng ngày trong 6 tháng để đạt hiệu quả tốt.
Theo FDA khuyến cáo nên giới hạn tổng lượng DHA và EPA dưới 3000mg/ngày từ các nguồn dinh dưỡng và chỉ dưới 2000mg đối với tực phẩm bổ sung. [6]
Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế về liều lượng để bổ sung một cách hợp và có hiệu quả.
5Tác dụng phụ của DHA
Khi dùng bằng đường uống: DHA có thểan toàn đối với hầu hết mọi người. Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và liên quan đến các vấn đề về dạ dày và ruột, bao gồm:
- Bệnh tiêu chảy.
- Khó chịu ở bụng.
- Hơi thở, mồ hôi có mùi.
- Mùi vị khó chịu trong miệng.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Buồn nôn.
Trong một số trường hợp DHA gây tương tác với một số thuốc dùng kèm gây tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc dùng kèm, cụ thể:
- Người sử dụng thuốc hạ huyết áp: DHA gây hạ huyết áp nênthận trọng khi sử dụng cùng thuốc hạ áp.
- Sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu: DHA có tác dụng làm loãng máu nên cần thận trọng khi dùng cùng thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu) như heparin hoặc warfarin), thuốc chống tiểu cầu như clopidogrel.
Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và liên quan đến các vấn đề về dạ dày và ruột
6Các lưu ý và thận trọng khi sử dụng DHA
Lưu ý
Có thể sử dụng DHA vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, DHA là chất béo và chúng sẽ được hấp thụ tốt hơn nhiều nếu kết hợp với chế độ ăn nhiều chất béo. Bổ sung DHA khi đói có thể không hấp thụ được.
Tuy nhiên, đối với những người khác, ban đêm có thể là thời điểm lý tưởng để bổ sung DHA, đặc biệt nếu chúng được kết hợp với các chất dinh dưỡng khác hỗ trợ giấc ngủ.
Không có giới hạn trên về hàm lượng DHA bạn có thể hấp thụ, nhưng FDA đã khuyến cáo giới hạn tổng lượng DHA và EPA từ tất cả các nguồn dưới 3.000 mg mỗi ngày, đối với thực phẩm bổ sung 2.000mg/ngày.
Thận trọng
Người bị trào ngược dạ dày thì nên chia nhỏ liều lượng bổ sung trong ngày vàtránh dùng hàm lượng lớn vào buổi tối. Điều này là do dầu cá có xu hướng nổi lên trên dịch dạ dày, có thể gây khó tiêu cho một số người.
Trước khi có nhu cầu bổ sung DHA, tốt hơn hết bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, sức khỏe để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
7Các thực phẩm giàu DHA tự nhiên
DHA có nhiều trong thực phẩm với hàm lượng khác nhau, có chủ yếu với hàm lượng cao trong hải sản và cá béo như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá hồi vân, cá vược, hàu, tôm...
Ngoài ra, cá ngừ (cá ngừ vây xanh có lượng DHA gấp 5 lần so với các loại cá ngừ khác), sò điệp và cá tuyết cũng có DHA, nhưng với lượng rất thấp. Các nguồn thực phẩm khác của DHA, nhưng với lượng thấp hơn cá béo, bao gồm trứng và thịt gà.
Hải sản có thể chứa kim loại nặng, để an toàn hơn cho phụ nữ mang thai nên bổ sung DHA từ: sữa, sữa chua, các sản phẩm từ đậu nành, nước trái cây, sữa công thức... Tham khảo một số loại sữa bột cho bé bổ sung DHA như sữa bột Vinamilk, sữa Abbott Grow, sữa bột Nutifood,...
Hi vọng rằng thông qua bài viết này có thể cung cấp những thông tin hữu ích để mọi người có thể hiểu rõ hơn DHA. Nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này đến với người thân của mình bạn nhé.
Nguồn: healthline.com, pubmed.gov, webmd.com