Được biết đến với sự đa dạng thay đổi theo mọi khu vực, tiểu bang, cộng đồng, văn hóa và thậm chí cả tôn giáo, ẩm thực ở Ấn Độ là một loạt các món ăn sôi động không thể đếm xuể. Ẩm thực Ấn Độ đặc trưng bởi cách sử dụng tinh tế và phức tạp của các loại gia vị, ngũ cốc, trái cây và rau quả đều được trồng trong nước. Là nơi sinh sống của những người thuộc nhiều tôn giáo đến từ nhiều nền tảng văn hóa, văn hóa ẩm thực của đất nước đã bị ảnh hưởng không chỉ bởi tôn giáo, nền văn hóa rong nước mà còn cả các nước lân cận.
1. Văn hóa ăn bằng tay
Lần đầu vượt hàng ngàn kilomet đến nước Ấn xa xôi, hẳn bạn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ. Nhưng bất ngờ nhất có lẽ là việc người Ấn dùng tay để ăn thay vì sử dụng các loại dụng cụ như: thìa, đũa, dao, dĩa…để ăn như các quốc gia khác.
Người Ấn luôn tâm niệm rằng gạo là hạt ngọc trời ban. Vì thế phải dùng tay, trực tiếp bốc, cầm vào đồ ăn để thể hiện sự trân trọng, biết ơn chúa trời. Và theo người Ấn, 5 ngón tay tượng trưng cho đất, lửa, nước, không khí, trời. Cho nên, khi dùng tay ăn sẽ cảm nhận hương vị của đồ ăn chuẩn, ngon nhất.
(Ảnh: Sưu tầm)
2. Cấm kỵ ăn thịt bò, thịt lợn
Tôn giáo là một điều cực thiêng liêng của quốc gia này. Từ quan đến dân cực kỳ sùng đạo, những tư tưởng tôn giáo ảnh hưởng có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen ăn uống của người dân. Ở Ấn Độ có 3 đạo lớn đó là đạo Hindu, đạo Phật và đạo Hồi. Là nơi khai sinh ra đạo Phật nên những tư tưởng Phật giáo như không sát sinh, ăn chay đã là một phần không thẻ thiếu của ẩm thực nơi đây. Người Ấn thường chỉ ăn ngũ cốc, gạo, bột mì và không ăn các loại thịt cá. Thậm chí họ không ăn các loại củ vì họ cho rằng khi các loại rau củ nhổ lên, các sinh vật sống nhờ vào nó sẽ chết vì không còn môi trường để sống.
Ở đạo Hindu và đạo Phật thì bò được coi là linh vật, họ rất coi trọng và tôn sùng bò. Thế nên, khi đến Ấn Độ, bạn sẽ không bao giờ có món thịt bò và người Ấn cho rằng ăn thịt bò là có tội với thánh, với linh vật và kẻ đó sẽ bị trừng phạt.
(Ảnh: Sưu tầm)
Đạo Hồi không ăn thịt lợn. Cũng giống như đạo Hindu lợn được coi là linh vật của đạo. Họ sẽ không làm hại, hay có hành động sát sinh tới loài động vật được nhiều người tôn sùng này.
3. Ấn Độ - thiên đường của các loại gia vị
Ấn Độ sản xuất khoảng 2.5 triệu tấn gia vị và xuất khẩu khoảng 200.000 tấn/năm. Ngoài việc được mệnh danh là xứ sở của tôn giáo, xứ sở của tâm linh, Ấn Độ còn được biết đến như thiên đường của các loại gia vị.
Người dân Ấn Độ sử dụng rất nhiều gia vị đển kích thích vị giác, khứu giác, và cả thị giác nữa. Một món ăn ngon là sự tổng hợp của hàng chục loại gia vị trong một món và để tiết kiện thời gian, người Ấn sẽ đóng gọi những loại gia vị thành từng gói nhỏ để dành cho từng món ăn. Thường thì họ sẽ phơi khô các loại gia vị thảo mộc rồi nghiền thành bột để tiện lợi trong quá trình chế biến món ăn và bảo quản được lâu.
(Ảnh: Sưu tầm)
Các loại quả, hạt như hồi, quế, hat tiêu, gừng, tỏi…được trộn vào với nhau thành các gia vị tổng hợp được gọi là Masala. Cari là một trong những loại gia vị tổng hợp được mua nhiều nhất và được yêu thích nhất tại đất nước này. Cari thường được sử dụng ở dạng tươi, sấy khô hay xay nhuyễn thành bột tùy thuộc vào cách chế biến món ăn.
Với người Ấn, gia vị không chỉ giúp dậy mùi cho món ăn mà còn có tác dụng phòng chống một số căn bệnh và tăng cường sức khỏe cho người Ấn Độ.
4. Sự ảnh hưởng sâu sắc của các nền ẩm thực khác
Do có nền văn hóa lâu đời lại nằm trên con đường giao thương từ Á sang Âu nên ẩm thực Ấn Độ cũng được du nhập rất nhiều món ăn độc đáo. Những món ăn lên men như bánh mì, sữa chua, pho mát, bơ, một số gia vị như nghệ tây (saffron) và cumin thì chịu ảnh hưởng của vùng Tây Á, những món ăn làm từ ớt, khoai tây, cà chua, súp lơ thi chịu ảnh hưởng từ phương Tây, trà thì từ Trung Quốc…
Ngoài ra, cách chế biến món ăn cũng làm nên nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Ấn Độ. Cách chế biến các món ăn này một phần chịu sự tác động của tôn giáo. Thịt gà, dê, cừu và các loại hải sản chính là thực phẩm phổ biến ở Ấn Độ, giống các quốc gia phương Đông thì người Ấn cũng ăn cơm, nhưng cách nấu cơm của họ có nhiều khác biệt. Gạo được xào với bơ hoặc dầu rồi sau đó mới đem nấu với nước, khi gần chính thì được cho thêm những gia vị như: tiêu, quế và ăn kèm với cá, thịt, rau củ …
(Ảnh: Sưu tầm)
5. Bơ sữa được sử dụng trong các bữa ăn
Khác với các quốc gia ở Châu Á, Ấn Độ có truyền thống sử dụng các sản phẩm bơ sữa từ xa xưa. Sữa được dùng chủ yếu là sữa dê và sữa trâu. Sữa trâu nhiều axit béo và đạm. Sữa dê có thành phần giống với sữa mẹ nhiều hơn so với sữa bò, hàm lượng chất béo thấp nên rất bổ dưỡng. Pho mát làm từ sữa dê là một trong những chế phẩm từ sữa sớm nhất trong lịch sử và được người dân Ấn Độ cực kỳ yêu thích. Người dân Ấn Độ thường dùng sữa và các chế phẩm từ sữa để làm đồ tráng miệng có thể có kể đến một số loại như assi, raita.
(Ảnh: Sưu tầm)
6. Các món ăn đặc trưng trong ẩm thực Ấn Độ
6.1. Biryani
Đây là cơm trộn đặc trưng của Ấn Độ. Nó được làm từ gạo Basmati, thịt (thường là gà, dê hoặc hải sản), gia vị và rau màu. Món Biryani thường được hấp và nấu chín trong một nồi, tạo ra một mùi thơm đặc trưng và hương vị đậm đà.
Món cơm Biryani là một trong những món ăn đặc trưng nhất của Ấn Độ (Ảnh: Sưu tầm)
Có nhiều biến thể khác nhau của món Biryani tại Ấn Độ, như Biryani Hyderabadi, Biryani Lucknow, và Biryani Kolkata. Mỗi biến thể có cách thực hiện và khẩu vị riêng. Biryani thường được ăn kèm với raita (một loại nước sốt hoặc nước mắm), salad và trái cây. Món ăn này thường xuất hiện trong các dịp lễ, đám cưới hoặc là một món ăn hoàn chỉnh trong bữa trưa hoặc tối.
6.2. Tikka Masala
Là một món cà ri Ấn Độ, với nguyên liệu chính là thịt và thường là thịt gà, được nướng với gia vị đặc trưng của Ấn Độ. Sau khi nướng, thịt sẽ được mix với một sốt cà chua và kem. Hương vị của Tikka Masala thường hơi cay và thơm.
Cà ri Tikka Masala có nguyên liệu chính là từ thịt gà (Ảnh: Sưu tầm)
Món Tikka Masala có nguồn gốc từ vùng Punjab, miền Bắc Ấn Độ. Nó trở thành một món ăn nổi tiếng trên toàn quốc và cũng được đưa vào nhiều nhà hàng Ấn Độ trên khắp thế giới. Tikka Masala thường được dọn lên bát và ăn kèm với cơm Basmati hoặc bánh Naan (một loại bánh mì Ấn Độ).
6.3. Samosa
Samosa là một loại bánh xếp truyền thống và đặc trưng của Ấn Độ, thường dùng như một món ăn nhẹ và ăn vặt phổ biến. Nó thường được làm từ bột nhào nhẹ và sau đó được xếp thành hình tam giác hoặc hình bánh quy, sau đó được chiên hoặc nướng lên giòn rụm.
Bánh xếp Samosa có màu vàng óng giòn rụm (Ảnh: Sưu tầm)
Bánh samosa có nhân thường là khoai tây và hành tây, được ăn kèm với chutney - một loại nước sốt truyền thống ở Ấn Độ. Có nhiều loại samosa khác nhau trên khắp Ấn Độ, với một số biến thể sử dụng nhân thịt hoặc hải sản để thay thế.
6.4. Paneer Tikka
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một món chay mang đậm phong cách Ấn thì Paneer Tikka là một lựa chọn tuyệt vời. Món ăn này được làm từ pho mát Paneer, một loại pho mát Ấn Độ cắt thành khối. Pho mát Paneer thường có cấu trúc giữa cứng và mềm, sau khi được ướp với một hỗn hợp gia vị đặc trưng như nghệ, ớt, gừng và tỏi, nó sẽ được nướng lên cho tới khi nó trở nên giòn mặt ngoài và có một màu vàng nâu nhẹ.
Những khối phô mát được nướng lên trở nên rất ngon mắt (Ảnh: Sưu tầm)
1.5. Butter Chicken
Đây là một trong những món trong những món ăn đặc trưng của Ấn Độ. Món Butter Chicken có xuất xứ từ thành phố Delhi, Ấn Độ và trở thành một món ăn rất phổ biến trong cả nước và trên toàn thế giới. Như tên gọi của nó món ăn này được làm từ thịt gà ướp gia vị và sau đó nướng hoặc nấu chín trong một sốt bơ và cà chua.
Món Butter Chicken thường được phục vụ với cơm Basmati hoặc bánh Naan để tăng thêm sự ngon miệng. Nếu bạn quan tâm đến ẩm thực Ấn Độ, hãy thử một suất Butter Chicken tại nhà hàng Ấn Độ địa phương hoặc tìm công thức để tự nấu tại nhà.
6.6. Masala Dosa
Masala Dosa là một món ăn truyền thống và đặc trưng của miền Nam Ấn Độ. Đây là một loại bánh xèo mỏng, được làm từ một hỗn hợp bột gạo và urad dal (một loại đậu), sau đó được nướng thành một cái sảnh lớn và mỏng.
Món Masala Dosa thường được ăn kèm với một phần nhân khoai tây nấu chín với hành tây, ớt và nhiều loại gia vị khác, tạo nên một hương vị thơm ngon và phong phú.
6.7. Chole Bhature
Món này bao gồm hai phần chính: Chole, một loại đậu (thường là đậu mềm) nấu trong một loại nước sốt gia vị đặc trưng và Bhature - một loại bánh mì chiên giòn. Chole Bhature thường được ăn kèm với raita (một loại nước sốt), pickle và trái cây. Món ăn này mang đậm đặc trưng văn hoá ẩm thực Ấn Độ, thường được ăn vào bữa ăn trưa hoặc bữa tối và bạn có thể được tìm thấy trong các nhà hàng Ấn Độ trên khắp thế giới.
Văn hóa ẩm thực Ấn Độ có rất nhiều điều độc đáo, thú vị mà phải mất một thời gian khá lâu thì bạn mới có thể hiểu hết được. Nếu có cơ hội, hãy một lần đặt chân đến Ấn Độ một lần để tìm hiêu về văn hóa - ẩm thực - con người nơi đây bạn nhé!
Dưới đây là những tour du lịch Ấn Độ hiện có tại PYS Travel:
Tour du lịch Ấn Độ
Tour Tam giác vàng Ấn Độ
Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Tour Kashmir Ấn Độ
Tour Kashmir Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Kashmir Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Tour Hành hương Ấn Độ của PYS Travel
Tour hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour hành hương Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM