Người ta thường nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, dù làm bất kỳ việc gì liên quan đến tâm linh, chúng ta cũng cần phải kiêng cữ, đặc biệt là khi đi đưa tang người mất. Trong bài viết này, Hoa Viên Nirvana sẽ liệt kê ra 11 điều kiêng kỵ khi đi đám ma để bạn có thể tránh phạm phải hay xúc phạm đến người âm.
11 điều kiêng kỵ khi đi đám ma
1. Phụ nữ có thai, người cao tuổi, người bị chó dại cắn không nên đi đám tang
Chúng ta thường biết, người mất có nhiệt độ lạnh hơn rất nhiều so với người bình thường, đặc biệt là âm khí rất nặng. Do đó, người xưa thường kiêng kỵ, không nên cho người bị chó dại cắn, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, phụ nữ có thai hay người cao tuổi đi đám ma. Nếu trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu có mặt trong đám ma sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh, còn người bị chó dại cắn sẽ dễ lên cơn dại mà chết do nhiễm hơi lạnh.
Trong trường hợp bất đắc dĩ, khi nhà người mất gần nhà với những người này hoặc trong nhà có tang sự thì có thể đốt bồ kết và vỏ bưởi ở cửa ra vào để tiêu trừ âm khí.
>>>Tham khảo: Cách phòng tránh hơi lạnh người chết hiệu quả
2. Không để chuông điện thoại quá lớn khi đi đám tang
Đám tang là một nghi thức nghiêm túc, trang trọng và cần sự tôn nghiêm từ gia đình người mất và các khách viếng thăm. Do đó, bạn không nên mở loa tivi, đài hay để chuông điện thoại quá to, nhất là khi cài đặt các đoạn nhạc chuông vui nhộn để tránh làm mất tính trang nghiêm, thiếu tôn trọng hay cười cợt trên nỗi đau của gia chủ, ảnh hưởng đến gia quyến và những khách viếng thăm khác.
3. Không nên nói chuyện lớn tiếng hay mặc đồ sáng màu khi viếng đám ma
Đám tang là một sự kiện bi thương của gia đình người mất. Do đó, khi đi đám ma, bạn chỉ nên mặc những trang phục đơn giản, tối màu như nâu, đen hoặc có thể mặc màu trắng. Tuyệt đối không nên mặc các trang phục lòe loẹt, hở hang hoặc trang điểm quá đậm, đồng thời tránh cười nói quá lớn để không làm ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của tang lễ.
4. Không mang chó hoặc mèo đến nơi tổ chức tang lễ
Chó, mèo hay các vật nuôi khác thường mang trong mình khí dương. Nếu chẳng may hai loài vật này nhảy qua xác người mất sẽ dẫn đến hiện tượng quỷ nhập tràng (tức người chết bật dậy và đuổi theo người sống) do sự xung đột giữa khí âm và khí dương. Do đó, bạn không nên mang theo chó hoặc mèo khi dự đám tang, vừa tránh hiện tượng này vừa thể hiện sự tôn trọng đối với gia chủ và người đã khuất.
5. Không rơi nước mắt khi khâm liệm
Người xưa quan niệm, nếu để nước mắt rơi vào thi hài người mất, dù là con cháu trong gia đình hay khách viếng thăm đều sẽ khiến người thân của người đã khuất khó làm ăn, còn bản thân người mất cũng khó “nhắm mắt xuôi tay”. Do đó, cho dù đau lòng đến mấy, bạn cũng không nên rơi nước mắt gần thi hài người khuất, đặc biệt là vào lúc khâm liệm.
6. Không chôn đồ người sống theo người đã mất
Người xưa cho rằng, việc chôn đồ dùng, quần áo của người còn sống sẽ khiến họ bị đãng trí, ngớ ngẩn. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng đồ của người đã khuất để lại mà hãy đốt hoặc chôn sau tang sự.
7. Không quay đầu nhìn về phía sau khi đã hạ huyệt
Sau khi chôn cất, những người đưa tang sẽ đi 3 vòng quanh mộ rồi mới ra về. Trong lúc về, tất cả mọi người không được quay đầu lại nhìn để tránh linh hồn người mất vương vấn mà theo về nhà.
8. Không nên vào thẳng nhà sau khi dự đám tang
Khi trở về từ đám tang, bạn cần phải đốt vía để xua đi những âm khí, tránh bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo dân gian, bạn có thể đốt vía bằng than, vỏ bưởi hay bồ kết, đơn giản hơn thì có thể hơn người qua lửa trước khi vào nhà để giải trừ uế khí và khí lạnh.
9. Không thể không tắm sau khi đi đám ma
Quần áo mặc khi đi đám ma thường sẽ ám nhiều tử khí, vi khuẩn, dễ dẫn đến bệnh truyền nhiễm không tốt cho sức khỏe. Do đó, sau khi dự đám tang, bạn nên tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ âm khí, nếu có điều kiện có thể tắm bằng lá chanh, tía tô, nước lá ổi,…
Sau khi tắm xong, bạn hãy làm ấm cơ thể bằng cách xoa dầu, uống nước lá nhót, nước gừng,… để làm nóng cơ thể, xua tan hoàn toàn âm khí.
10. Không tiếp xúc với trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, phụ nữ có thai và người già
Những người già, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, người đang bị bệnh rất dễ bị nhiễm âm khí hay nhiễm lạnh từ hơi người đi dự đám tang. Do đó, khi trở về từ tang lễ, bạn không nên tiếp xúc với nhóm người này ngay lập tức mà hãy tắm rửa, hơ người để xua đi phần âm khí.
11. Không đi nhanh nếu đang khiêng linh cữu
Người đã khuất cần được nằm yên, vì vậy nếu là người khiêng linh cữu, bạn không nên đi nhanh mà cần phải từ tốn, vừa giúp người đã khuất được nằm yên trong áo quan vừa thể hiện sự thương tiếc đối với họ.
Trên đây là 11 điều kiêng kỵ khi đi đám ma mà bạn cần biết. Nếu nắm các điều này, bạn sẽ tránh phạm phải những điều không tốt về tâm linh, từ đó tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc trong cuộc sống.
>>>Tham khảo:
- Đi đám tang nên mua gì? - Những gợi ý phù hợp dành cho bạn
- Đi đám tang về nên làm gì - Hướng dẫn viếng đám ma
- [Giải đáp] Khăn tang sau đám ma có mang về nhà không?
- Quy trình tổ chức tang lễ cho người chết trẻ